Không chỉ tập trung vào mỗi lĩnh vực cáp viễn thông, Tổng Giám đốc Sacom đang hướng Công ty sang hoạt động đa ngành với tham vọng đưa Sacom trở lại vị trí blue-chip như thời hoàng kim.
Là 1 trong 5 thành viên chủ chốt được Bộ Bưu chính Viễn thông bổ nhiệm về tiếp quản Công ty Cáp và Vật liệu Viễn thông (Sacom) đang trên bờ vực phá sản (năm 1993), Đỗ Văn Trắc đã cùng các cộng sự đưa Sacom vượt qua khó khăn và vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cáp viễn thông. Thế nhưng, sự bùng nổ của ngành viễn thông, đặc biệt là điện thoại di động, đã khiến Sacom, vốn mạnh trong lĩnh vực sản xuất cáp đồng, mất dần ưu thế. Cổ phiếu của Sacom đã không còn là blue-chip. Không chịu dừng bước, Đỗ Văn Trắc đang thực hiện những thay đổi trong chiến lược để tìm lại vị thế cho cổ phiếu của Sacom.
Là 1 trong 5 thành viên chủ chốt được Bộ Bưu chính Viễn thông bổ nhiệm về tiếp quản Công ty Cáp và Vật liệu Viễn thông (Sacom) đang trên bờ vực phá sản (năm 1993), Đỗ Văn Trắc đã cùng các cộng sự đưa Sacom vượt qua khó khăn và vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cáp viễn thông. Thế nhưng, sự bùng nổ của ngành viễn thông, đặc biệt là điện thoại di động, đã khiến Sacom, vốn mạnh trong lĩnh vực sản xuất cáp đồng, mất dần ưu thế. Cổ phiếu của Sacom đã không còn là blue-chip. Không chịu dừng bước, Đỗ Văn Trắc đang thực hiện những thay đổi trong chiến lược để tìm lại vị thế cho cổ phiếu của Sacom.
Ông có thể cho biết nhờ đâu một doanh nghiệp đang bên bờ vực phá sản, nợ gần 865 triệu đồng vào năm 1992 lại có thể trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực cáp viễn thông?
Thứ nhất là phải có tầm nhìn và biết nắm bắt cơ hội. Năm 1994, Mỹ vừa bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi cũng dự đoán sẽ có một làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nếu họ vào thì một trong những yếu tố đầu tiên họ cần chính là viễn thông. Thứ hai là quyết định nhanh vấn đề đầu tư.
Ngoài ra, xác định bán hàng là vấn đề tiên quyết, chúng tôi đã bán bằng hình thức khoán doanh thu, hưởng theo năng lực chứ không theo bảng lương như các doanh nghiệp nhà nước lúc đó. Năm 1999, mức lương trung bình của nhân viên toàn Công ty đã vào khoảng 5 triệu đồng.
Ngoài ra, xác định bán hàng là vấn đề tiên quyết, chúng tôi đã bán bằng hình thức khoán doanh thu, hưởng theo năng lực chứ không theo bảng lương như các doanh nghiệp nhà nước lúc đó. Năm 1999, mức lương trung bình của nhân viên toàn Công ty đã vào khoảng 5 triệu đồng.
Vì sao Sacom quyết định cổ phần hóa rất sớm (năm 2000)?
Năm 1992, Công ty đứng bên bờ vực phá sản. Bộ Bưu chính Viễn thông quyết định giải tán bộ máy điều hành cũ. Năm 1993, tôi cùng 4 anh em khác chính thức về tiếp quản Sacom. Lúc đó, nhà máy Sacom (Đồng Nai) là một khu vực hoang tàn, cỏ mọc um tùm. Để tiếp tục phát triển, chúng tôi vay 500.000 USD (hơn 9,4 tỉ đồng) của Tổng Cục Bưu điện Viễn thông nhập công nghệ mới từ Úc để sản xuất cáp đồng viễn thông. Sau đó, chúng tôi tiếp tục nhận vốn từ Tổng cục Viễn thông và vay thêm để mua nguyên vật liệu sản xuất. Cuối năm 1993, Công ty đã trả hết nợ và đến năm 1996 thì có lãi.
Tuy nhiên, do ít vốn và hoạt động hầu như dưới quyền kiểm soát của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) nên Công ty không thể vay thêm tiền để mở rộng quy mô. Vì thế, chúng tôi đã nghĩ đến việc cổ phần hóa. Thế nhưng, phải sau 2 năm chúng tôi mới bán được hết cổ phần. Sau khi có vốn, chúng tôi tiếp tục nhập một dây chuyền hiện đại từ Thụy Sĩ để sản xuất cáp. Đến năm 2000, Sacom đã có 70% thị phần cáp đồng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, do ít vốn và hoạt động hầu như dưới quyền kiểm soát của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) nên Công ty không thể vay thêm tiền để mở rộng quy mô. Vì thế, chúng tôi đã nghĩ đến việc cổ phần hóa. Thế nhưng, phải sau 2 năm chúng tôi mới bán được hết cổ phần. Sau khi có vốn, chúng tôi tiếp tục nhập một dây chuyền hiện đại từ Thụy Sĩ để sản xuất cáp. Đến năm 2000, Sacom đã có 70% thị phần cáp đồng tại Việt Nam.
Có nghĩa ông cho rằng quyết định cổ phần hóa sớm là hoàn toàn đúng đắn?
Cổ phần hóa và niêm yết sớm cũng có mặt trái của nó. Trước khi Sacom cổ phần hóa, Việt Nam chỉ có khoảng 5 doanh nghiệp sản xuất cáp đồng. Nhưng sau khi lên sàn vào năm 2000, Công ty phải báo cáo các thông tin minh bạch về tài chính, vô tình các bí mật kinh doanh đều bị tiết lộ. Nhiều doanh nghiệp thấy được tiềm năng của lĩnh vực này nên dù chưa biết gì về cáp cũng nhảy vào. Đến năm 2006, cả nước có khoảng 25 doanh nghiệp sản xuất cáp đồng.
Năm 2007, khi nhu cầu cáp đồng đi xuống, Sacom cũng nhanh chóng chuyển hướng sang lĩnh vực cáp quang. Hiện nay, tại Việt Nam, Công ty đã chiếm trên 50% thị trường cáp quang.
Năm 2007, khi nhu cầu cáp đồng đi xuống, Sacom cũng nhanh chóng chuyển hướng sang lĩnh vực cáp quang. Hiện nay, tại Việt Nam, Công ty đã chiếm trên 50% thị trường cáp quang.
Sự chuyển hướng sang cáp quang của Sacom dường như là trong thế bị động?
Đúng là sự chuyển hướng này nằm ngoài dự kiến của chúng tôi. Chúng tôi từng đi nghiên cứu thị trường ở nhiều quốc gia phát triển và cũng dự đoán cáp đồng sẽ giảm, cáp quang sẽ thay thế. Tuy nhiên, sự phát triển của Việt Nam là quá nhanh. Chính sách của VNPT cũng thế. Năm 2006, VNPT đưa ra chiến lược phát triển các nhà máy cáp đồng ở các địa phương để đáp ứng chính sách mới của Nhà nước là nâng số lượng điện thoại lên 100 máy trên 1.000 dân. Tuy nhiên, năm 2007, sự bùng nổ của điện thoại di động đã làm kế hoạch này bị phá sản hoàn toàn. VNPT đã chỉ đạo ngưng ngay chiến lược phát triển cáp đồng.
Công ty chuyển sang kinh doanh đa ngành phải chăng do lợi nhuận trong lĩnh vực vật liệu viễn thông không còn cao?
Thực ra lợi nhuận trong ngành cáp vẫn cao. Tuy nhiên, do cạnh tranh gay gắt và do xu hướng chung của viễn thông toàn cầu là thiết bị cáp quang và vệ tinh nên điện thoại cố định sẽ giảm dần. Ngày nay, điện thoại cố định sắp đi đến ngưỡng bão hòa, nếu tiếp tục đi theo con đường đó thì chẳng khác nào đi vào ngõ cụt. Vì thế, ngay lúc mình đang ở đỉnh cao thì phải tìm hướng đi mới, phải phát triển đa ngành. Trên thế giới có rất nhiều tập đoàn xuất phát từ hoạt động dây và cáp như LG (Hàn Quốc), Taihan (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan)… đều mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác và rất thành công.
Bất động sản đang khá trầm lắng, vậy mà Sacom lại chuyển hướng sang lĩnh vực này. Liệu có rủi ro?
Lĩnh vực nào cũng có rủi ro, nhưng kinh doanh mà ngại rủi ro thì sẽ đánh mất cơ hội. Với kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp, theo tôi, khi có tiền nhàn rỗi nếu chưa thể đầu tư vào ngành nào tốt hơn ngành truyền thống thì nên đầu tư vào bất động sản. Những dự án bất động sản có thể chưa có lời ngay, nhưng trong dài hạn nó luôn đem lại lợi nhuận. Hiện nay, chúng tôi đang có tiền, nếu không đầu tư thì không còn cơ hội để lựa chọn các khu đất tốt. Ngoài ra, tiền đầu tư vào bất động sản của Sacom chủ yếu được dùng từ nguồn vốn thặng dư nên rủi ro sẽ không cao. Đến nay, Sacom vẫn không nợ ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản.
Nhưng việc quản lý bất động sản so với ngành sản xuất cáp rất khác nhau?
Nếu biết cách tổ chức thì sẽ làm được, vì kinh nghiệm của thế giới rất nhiều. Nhiều nhà đầu tư bảo tôi đi tay ngang, nhưng thực tế chúng tôi đã làm rất chuyên nghiệp. Vấn đề là ở tầm nhìn, chiến lược và thu hút được nhân tài. Để hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tôi đã thành lập Công ty SamLand. Để quản lý dự án sân golf, chúng tôi thuê một nhà quản lý người Scotland. Với dự án resort, khách sạn của Sacom ở hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt), chúng tôi thuê công ty quản lý khách sạn hàng đầu thế giới là Swiss BelHotel (Thụy Sĩ) quản lý.
Không chỉ thế, Sacom còn đầu tư vào tài chính. Phải chăng Công ty đang... dư tiền?
Việc đầu tư tài chính của Sacom cũng xuất phát từ sự thặng dư vốn trong lúc chưa đầu tư hết. Các khoản đầu tư tài chính của Sacom chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn và hoạt động kinh doanh tốt như Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, Hòa Phát, Công ty Tài chính Chứng khoán Phố Wall... Năm ngoái, lợi nhuận từ đầu tư tài chính đóng góp tới gần 70% lợi nhuận của toàn Sacom.
Là 1 trong 2 doanh nghiệp đầu tiên cổ phần hóa và từng là một trong những cổ phiếu blue-chip, nhưng hiện nay giá cổ phiếu của Sacom xuống khá thấp?
Lúc trước, có ít doanh nghiệp cổ phần hóa thì cổ phiếu mình cao. Còn hiện nay, trên sàn chứng khoán đã có hàng trăm doanh nghiệp và nhiều doanh nghiệp có vốn hóa lớn, hấp dẫn hơn thì cổ phiếu Sacom đã bị đẩy ra. Có một nguyên nhân khác nữa: Lĩnh vực chính của Sacom là cáp vật liệu viễn thông, trước đây lúc lĩnh vực này phát triển tốt thì cổ phiếu Sacom là blue-chip, nhưng nay lợi nhuận ít đi nên sức hút cũng kém.
Hiện nay, chúng tôi tập trung quảng bá thương hiệu, chuyển hướng chiến lược đầu tư. Sacom sẽ là doanh nghiệp đa ngành với lĩnh vực hoạt động là sản xuất cáp, đầu tư bất động sản và tài chính. Tôi tin rằng khi những lĩnh vực này hoạt động ổn định, Sacom sẽ trở lại thành một công ty hàng đầu trên thị trường chứng khoán.
Hiện nay, chúng tôi tập trung quảng bá thương hiệu, chuyển hướng chiến lược đầu tư. Sacom sẽ là doanh nghiệp đa ngành với lĩnh vực hoạt động là sản xuất cáp, đầu tư bất động sản và tài chính. Tôi tin rằng khi những lĩnh vực này hoạt động ổn định, Sacom sẽ trở lại thành một công ty hàng đầu trên thị trường chứng khoán.
Kết quả kinh doanh của Công ty trong 6 tháng đầu năm có vẻ không khả quan lắm?
Trong năm 2010, Sacom dự kiến đạt doanh thu là 1.300 tỉ đồng, lợi nhuận 282 tỉ đồng, chia cổ tức 20%. Trong 6 tháng đầu năm, Công ty chỉ mới đạt 102 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo tôi, 6 tháng cuối năm thường khả quan hơn nên kế hoạch cả năm chắc sẽ đạt được.
Ông nhận định thế nào về thị trường chứng khoán Việt Nam sau 10 năm?
Thị trường chứng khoán từ 10 năm qua rõ ràng là đã phát triển rất tốt, từ 2 doanh nghiệp đầu tiên là Sacom và Công ty Cổ phần Cơ Điện lạnh REE đến nay đã có gần 600 doanh nghiệp. Ban đầu, giao dịch cũng chỉ có vài chục triệu đồng/ngày, đến nay đã lên đến hàng ngàn tỉ đồng/ngày. Tài khoản thì đã có gần 1 triệu. Việc thanh toán giao dịch cũng chưa xảy ra sự cố nào lớn.
Hiện nay, trên sàn chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có mặt các doanh nghiệp lớn nên thị trường này chưa được xem là hàn thử biểu của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo tôi, không thể so sánh một thị trường chứng khoán phát triển 10 năm với thị trường 100 năm hay 200 năm.
Hiện nay, trên sàn chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có mặt các doanh nghiệp lớn nên thị trường này chưa được xem là hàn thử biểu của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo tôi, không thể so sánh một thị trường chứng khoán phát triển 10 năm với thị trường 100 năm hay 200 năm.
Sự thay đổi vai trò từ Chủ tịch Hội đồng Quản trị sang làm Tổng Giám đốc có ảnh hưởng gì đến những kế hoạch mà ông đã thiết lập trước đây?
Tôi làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị là do được VNPT bổ nhiệm làm đại diện vốn nhà nước. Ở Sacom, vốn nhà nước chiếm khoảng 35%. Tuy nhiên, do tôi tham gia làm chủ tịch ở nhiều doanh nghiệp và sức khỏe không tốt, tôi xin không làm đại diện vốn nhà nước nữa nên cũng ngưng làm chủ tịch luôn. Tuy nhiên, sự thay đổi này không có ảnh hưởng gì lớn đến Sacom cũng như bản thân tôi.
Vậy ai sẽ là người quyết định cuối cùng đối với chiến lược phát triển của Công ty?
Trong đội ngũ điều hành tôi vẫn là người lập chiến lược, khởi xướng ý tưởng và trình Đại hội Cổ đông quyết định bằng phiếu và biểu quyết bằng đối vốn. Ở Hội đồng Quản trị, Chủ tịch chỉ là đối nhân. Chủ tịch cũng chỉ là 1 phiếu, vẫn còn 6 lá phiếu khác nữa. Do vậy, nếu 6 lá phiếu kia đồng ý thì Chủ tịch cũng phải tuân theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét