Những điều ưa thích và ghét nhất?
Điều tôi ưa thích nhất là nhanh chóng thấy được ý tưởng và nỗ lực của mình đem lại những điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Là một nhà kinh tế, những ý tưởng chỉ có thể trở thành hiện thực khi bạn có trong tay một quốc gia. Là một nhà tin học, ý tưởng của bạn chỉ cần 01 chiếc máy tính PC. Tôi chọn tin học chính vì điều đó.
Điều tôi căm thù nhất là sự hời hợt, lẫn lộn, khó đánh giá. Chính vì vậy tôi ngại nhất là rửa bát và giặt quần áo - chúng ta rất khó chắc chắn là bát hoặc quần áo đã đủ sạch hay chưa.
Nhiều người biết đến Đình Anh qua tuyên bố nổi tiếng cách đây 10 năm: "Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi".
LTS: Sau khi ông Nguyễn Thành Nam, Tổng giám đốc FPT đột ngột tuyên bố từ chức, người thay thế ông giữ chức vụ này là ông Trương Đình Nam, nguyên là Tổng giám đốc FPT Telecom. Tuần Việt Nam xin giới thiệu lại bài viết chân dung ông Trương Đình Anh đã đăng trên báo Thanh Niên. (Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt lại)
Trương Đình Anh, Tổng giám đốc FPT Telecom là một tuýp người gây nhiều tranh cãi. Nhiều người biết đến Đình Anh qua tuyên bố nổi tiếng cách đây 10 năm: "Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi".
Đến nay, 50% ước mơ của Trương Đình Anh đã trở thành hiện thực, 50% còn lại đã thay đổi nhưng những điều gây nhiều tranh cãi và bất ngờ về Trương Đình Anh thì vẫn tiếp diễn.
Phát triển nhanh, tốc độ truy cập... Rùa
Năm 1997, Trung tâm Internet FPT do Trương Đình Anh làm Giám đốc được thành lập. Chỉ sau đó 1 năm, Trương Đình Anh đã thực sự khuấy động thị trường Internet dial up với những chiêu cạnh tranh đặc biệt (vào thời điểm đó): thuê nhân viên giao dịch là những cô xinh như người mẫu, khuyến mãi ào ạt (điều chưa từng xảy ra trên thị trường viễn thông Việt Nam)...
Bên cạnh đó, FPT Internet cũng là công ty đầu tiên tung ra dịch vụ Internet trả trước. Chính nhờ những "chiêu thức" độc đáo, FPT Internet đã đạt tới đỉnh cao của thị trường Internet dial up vào năm 2002 với việc tạo ra tới 1 tỷ phút điện thoại cố định chiếm tới 10% tổng sản lượng điện thoại cố định toàn Việt Nam (có ngày số tiền nạp thẻ Internet prepaid của FPT lên tới 1 tỷ đồng/ngày).
Tuy nhiên, đạt tốc độ tăng trưởng phi mã cũng đi kèm với những "danh tiếng phi mã" về chất lượng dịch vụ Internet dial up. Những chuyên gia trong ngành thường có những giai thoại về khuyến mại Internet của FPT như: Nếu FPT miễn phí 1h truy cập thì bạn phải mất ít nhất 2h để vào mạng (do liên tục nghẽn), không nên check mail vào lúc FPT khuyến mãi vì sẽ mất... hàng giờ, nếu có miễn phí thực sự thì bạn chịu khó... thức đêm mà dùng.
Không chỉ có truy cập Internet dial up của FPT gặp tình trạng tốc độ "Rùa", việc truy cập Internet dịch vụ ADSL của FPT Telecom sau này cũng rơi vào tình trạng tương tự. Cả hai dịch vụ Internet dial up và ADSL đều giống nhau ở một điểm: tốc độ phát triển thuê bao đạt kỷ lục nhưng số lượng khách hàng phàn nàn về tốc độ truy cập cũng... không chịu kém tốc độ phát triển thuê bao.
Cũng chính bởi lý do này, người tiêu dùng yêu thích Trương Đình Anh và FPT bởi sự đột phá và liều lĩnh nhưng chẳng ưa gì FPT lẫn Trương Đình Anh với chất lượng dịch vụ Internet. Trên thực tế, kể từ khi có FPT cung cấp dịch vụ Internet, giá cả của dịch vụ liên tục giảm, các chương trình khuyến mãi từ chỗ không tồn tại đến mức "là một phần tất yếu của Internet".
Từ 100 triệu đồng đến 100 triệu USD
Những điều ưa thích và ghét nhất?
Điều tôi ưa thích nhất là nhanh chóng thấy được ý tưởng và nỗ lực của mình đem lại những điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Là một nhà kinh tế, những ý tưởng chỉ có thể trở thành hiện thực khi bạn có trong tay một quốc gia. Là một nhà tin học, ý tưởng của bạn chỉ cần 01 chiếc máy tính PC. Tôi chọn tin học chính vì điều đó.
Điều tôi căm thù nhất là sự hời hợt, lẫn lộn, khó đánh giá. Chính vì vậy tôi ngại nhất là rửa bát và giặt quần áo - chúng ta rất khó chắc chắn là bát hoặc quần áo đã đủ sạch hay chưa.
Năm 1997, Trương Đình Anh trở thành người nổi tiếng nhất FPT và cũng là người nổi tiếng nhất trong số 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm đó (Trương Đình Anh là một gương mặt) với tuyên bố: "Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi". Tuyên bố này cũng đem lại cho Đình Anh không ít phiền phức với đủ lời chê bai, bình phẩm từ cả trong lẫn ngoài công ty.
Mười năm kể từ sau tuyên bố đó, Trương Đình Anh đã thực hiện được 50% ước mơ của mình "trở thành tỷ phú tiền Việt (triệu phú USD) năm 35 tuổi". Trung tâm Internet năm xưa từ chỗ chỉ có 100 triệu đồng doanh thu năm đầu tiên, giờ đã trở thành Công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom) với mục tiêu đạt 100 triệu USD doanh thu vào năm 2008.
Tuy nhiên, số phận của ước mơ "trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi" dường như đã tan thành mây khói. Trương Đình Anh thú nhận: "Bây giờ, tôi thấy sống cuộc đời của nhà buôn sung sướng hơn" và cười, nói tiếp: "Làm Thủ tướng... mệt lắm".
Vào thời điểm hiện tại, "ước mơ" của Trương Đình Anh thực tế hơn rất nhiều. Đình Anh nói: "Năm 2008 chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu đạt doanh thu 100 triệu USD. Đây mới thực sự là giấc mơ của tôi hiện nay kể từ khi cái Trung tâm Internet "chết đói và lỗ chỏng gọng" với doanh thu 100 triệu đồng năm 1997 của chúng tôi được ra đời".
Rồi Đình Anh bình luận tiếp về ước mơ mới của mình: "Việt Nam mất 11 năm để được gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), FPT Telecom có lẽ cũng sẽ hoàn thành mục tiêu doanh thu 100 triệu USD sau 11 hoạt động. Đây có lẽ là hành động thiết thực và có ý nghĩa nhất của chúng tôi khi Việt Nam gia nhập WTO".
Kẻ thuộc "phe đối lập"
Rất nhiều người bình luận: Công ty FPT giống một Hợp chủng quốc và có thể dung nạp được nhiều tính cách khác nhau. Thế nhưng, trong cái "Hợp chủng quốc" ấy, Trương Đình Anh vẫn là một người vô cùng đặc biệt. Một vị Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT nhận xét về Trương Đình Anh: "Số lượng người ghét Trương Đình Anh trong FPT nhiều không kém số người thích anh ta".
Khi hỏi ý kiến cá nhân của mình về Trương Đình Anh, ông này nhận xét: "Trên đời này có 2 loại người không ra gì: Một là loại người không chú ý gì tới cái lý, hai là loại người không chú ý gì đến cái tình. Trương Đình Anh là loại người thứ hai."
Chúng tôi xin miễn bình luận thêm về nhận xét này. Một lãnh đạo cấp phòng của FPT thì nhận xét về Trương Đình Anh: "Người ta có thể rất thích hoặc ghét cay ghét đắng Trương Đình Anh nhưng không thể không quan tâm tới hắn".
Ông Trương Đình Anh
Bản thân Trương Đình Anh thì tiếp nhận chuyện này một cách khá thản nhiên: "Khi bắt đầu FPT Internet, chúng tôi có 4 người với doanh thu chỉ 100 triệu đồng/năm. Đến nay FPT Telecom đã có tới 1.300 người, doanh thu hàng chục triệu USD. Với tốc độ phát triển về bộ máy, doanh thu và con người như vậy, nếu tôi không xử sự rành mạch, hợp tình, hợp lý các mối quan hệ thì liệu có thể tập hợp được đông đảo người như thế không? Người ta cứ nói, tôi cứ làm".
Những câu nói trên đây là câu trả lời đối với nhà báo còn câu nói mà Trương Đình Anh đã trả lời thực tại chính FPT và được rất nhiều người tại công ty này biết là: "Chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến".
Tại FPT, người ta vẫn đồn nhau một chuyện thật như bịa về mối quan hệ chú cháu giữa ông Trương Gia Bình và Trương Đình Anh (ông Bình là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng giám đốc FPT đồng thời cũng là chú của Đình Anh).
Họp HĐQT, Trương Đình Anh là người duy nhất không đứng lên chào khi ông Bình bước vào phòng. Khi ông chú "lên ruột" với ông cháu thì nhận được câu trả lời: "Điều lệ của HĐQT không có quy định bắt tôi phải đứng lên chào khi Chủ tịch HĐQT bước vào phòng...".
Chưa hết, khi ông chú phàn nàn trực tiếp về việc công ty của ông cháu ít tổ chức các hoạt động phong trào cho nhân viên thì bị "đốp" ngay: "Có người thì thích khua chiêng gõ mõ khi làm việc, còn tôi thì không thích. Tại sao cứ bắt tôi phải làm cái việc đó. Mỗi người làm theo một cách và tôi cứ làm cách nào cho hiệu quả và nhân viên của tôi vẫn vui vẻ là được". Ông chú từ lần đó khỏi muốn góp ý với ông cháu.
Xe, vợ, con và khát vọng... chưa hoàn thành
Tại FPT, Trương Đình Anh là người đầu tiên mua ô tô riêng (Mazda 323) và hiện nay cũng là người sở hữu chiếc ô tô xịn nhất tại FPT: Lexus GX470 trị giá tới 140.000 USD. Nhìn bên ngoài, có vẻ như Trương Đình Anh là một tay chơi nổi với việc sắm xe hơi cực xịn để "loè thiên hạ" nhưng thực tế lại không giống như vậy.
Đình Anh nói: "Các ông Giám đốc khác thì có đủ thứ để mê như chơi tennis, đánh golf, nhậu nhẹt... Tôi thì không có những sở thích đó. Tôi thích ô tô và tôi mua chiếc xe mình thích. Thế thôi".
Hàng ngày, "tay chơi" này vẫn mặc áo phông loại bình thường đi làm. Trương Đình Anh cũng không mấy khi đi tiếp khách, giao du hay nhậu nhẹt mà chủ yếu dành thời gian rỗi để đánh... game online.
Năm 1998, Đình Anh lấy vợ. Bà xã của Đình Anh là một fan của mạng Trí tuệ Việt Nam - mạng do Đình Anh thành lập. Sau hơn một năm quen nhau, Đình Anh quyết định "từ bỏ cuộc đời tự do". Tám năm kể từ ngày cưới, vợ chồng Đình Anh liên tục "ra lò" tới 4 cậu con trai.
Điều khiến rất nhiều người ngạc nhiên là không hiểu lý do vì sao vợ của Trương Đình Anh, vốn là một phụ nữ có năng lực và năng động (trước khi lấy chồng là Thư ký Giám đốc của Mitsubishi Constrution) lại chấp nhận ở nhà và chỉ... đẻ.
Thế nhưng, cũng rất ít người biết rằng, ngay sau khi hết việc tại công ty, Trương Đình Anh về thẳng nhà với vợ, chơi với con và gần như không giao du với ai sau giờ làm việc. Đây cũng là một lý do khiến Đình Anh có rất ít bạn bè và không nhận được mối thiện cảm từ chính các đồng nghiệp tại FPT - nơi nổi tiếng với các hoạt động giao lưu và các sinh hoạt mang tính cộng đồng.
Bốn cậu con trai của Trương Đình Anh đều được đặt tên là Anh. Con trai lớn được đặt tên giống hệt bố là Trương Đình Anh, con trai thứ hai là Trương Quốc Anh, con trai thứ ba là Trương Vũ Anh, con út là Trương Hiếu Anh.
Giải thích về quyết định sinh con hàng loạt và đều mang tên Anh của 2 vợ chồng, Đình Anh nói: "Lên 10 tuổi bố mẹ tôi mới có thêm em bé, tuổi thơ của tôi khá buồn vì thiếu bạn chơi. Vì thế, tôi và vợ sinh nhiều con để chúng có bạn chơi với nhau. Chúng tôi đặt tên Anh cho con của mình với kỳ vọng chúng sẽ làm được những điều chúng tôi chưa thể hoàn thành".
Phải chăng Trương Đình Anh hy vọng con trai mình sẽ hoàn tất giấc mơ Thủ tướng mà ông bố thấy mình đã nói ra mà không thể thực hiện được?
Theo Hoàng Ly
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét