“Quy mô tăng trưởng của thị trường vốn tại Việt Nam sẽ là tất yếu và rất mạnh mẽ, bắt đầu từ năm nay”, đó là nhận định của ông Nguyễn Hồ Nam - SBS - về thị trường vốn trong nước.
Đi học sớm nên mới 20 tuổi, năm 1998, Nguyễn Hồ Nam đã tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế TP.HCM và bắt đầu khởi nghiệp với hoài bão sẽ trở thành một quản lý giỏi chứ không phải là một nhân viên giỏi. Thời điểm đó, Công ty Unilever tổ chức thi tuyển đào tạo những nhà quản lý trẻ từ các tân cử nhân tốt nghiệp hạng giỏi. Nguyễn Hồ Nam đã tham gia và trải qua 6 kỳ sát hạch của Unilever Việt Nam để lọt vào nhóm 13 người được giữ lại đào tạo tiếp tại Công ty. Sau 2 năm, anh đã lên chức Phó Trưởng phòng Kế toán, Trưởng phòng Tài chính rồi Trưởng phòng Kế toán quản trị của Unilever Việt Nam.
Đặc biệt, sau khi nhận được học bổng của Chính phủ Úc tiếp tục học lên cao học tại Đại học Monash, ông lại được Unilever đề cử làm Trưởng Bộ phận dự án tài chính của Tập đoàn tại xứ sở kangaroo. Tuy nhiên, sau gần 10 năm gắn bó với thương hiệu Unilever, năm 2006, khi đã lấy bằng thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, ông trở về nước đầu quân cho Sacombank. Hiện nay, Nguyễn Hồ Nam là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Sacombank (SBS). Ông đã chia sẻ với NCĐT về kinh nghiệm quản lý, thành công của một nhà quản trị kinh doanh.
Từ một Tổng Giám đốc lên làm Chủ tịch Công ty, ông có chia sẻ gì sau hơn nửa năm đảm nhận vị trí này?
Khác nhau nhiều lắm, chủ yếu là tầm vóc của Công ty. Trước đây, quy mô của SBS tương đối nhỏ, nên vai trò của Tổng Giám đốc là vừa điều hành vừa quản trị. Khởi đầu với 30 nhân viên và tổng tài sản chỉ 500 tỉ đồng, đến nay, sau gần 4 năm, chúng tôi đã có 350 nhân viên và tổng tài sản trên 8.000 tỉ đồng. Chúng tôi cũng đã mở rộng hoạt động ra các tỉnh thành và các quốc gia lân cận.
Điều này đã buộc chúng tôi phải tái cấu trúc bộ máy quản trị để hoạt động chuyên nghiệp hơn. Chẳng hạn, hiện nay, bộ máy quản trị của SBS được chia thành 3 bộ phận lớn: quản trị, điều hành và kiểm soát. Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm về định hướng phát triển, chiến lược kinh doanh và đưa ra các quyết sách lớn của Công ty. Ban này gồm có tôi, 2 phó chủ tịch và 2 ủy viên. Tôi chịu trách nhiệm đối với các ủy ban chiến lược phát triển nhân sự cấp cao, vốn, công nghệ, tái cấu trúc, thi đua cao cấp và đầu tư của Công ty. Ban Kiểm soát hoạt động thường trực, kiểm soát tính rủi ro, đảm bảo tính tuân thủ trong hoạt động của Công ty. Còn Ban điều hành, đứng đầu là Tổng Giám đốc, phải triển khai và vận hành các quyết sách do Ban quản trị đưa ra một cách tối ưu nhất.
Như vậy, so với trước đây, quyền lực tập trung vào Tổng Giám đốc, cần có một người thật sự giỏi để điều hành và ra quyết định thì hiện nay, vai trò này đã nhẹ gánh hơn, nhưng lại phải chịu nhiều áp lực từ hệ thống để triển khai các hoạt động kinh doanh một cách chuyên nghiệp hơn.
Năm 2009, lợi nhuận sau thuế của SBS là 254 tỉ đồng, kế hoạch năm nay là 400 tỉ đồng và 2011 là 550 tỉ đồng. Là một Chủ tịch, cùng với Ban quản trị, tôi phải tham gia đưa ra quyết sách trong ngắn hạn và dài hạn, giải quyết nhiều vấn đề mang tính quyết định sự sống còn của Công ty hơn nên chắc chắn sẽ áp lực và mệt hơn.
Thông tin ông đã rời Unilever Việt Nam và đầu quân vào Sacombank với mức lương chỉ bằng 1/3 so với Unilever, thực hư thế nào?
Có hai lý do để tôi rời Unilever. Thứ nhất là kinh tế gia đình của tôi không khó khăn. Tôi không bị áp lực phải kiếm nhiều tiền bằng mọi cách. Thứ hai, khi tôi về nước, công việc ở Unilever vẫn như cũ. Đặc biệt, họ thay đổi chiến lược, các công ty của Tập đoàn tại các nước có thể hoạt động nhưng theo khung vận hành của toàn cầu, nên tính đột biến sáng tạo bị hạn chế. Và rồi tôi quyết định tìm cơ hội ở một doanh nghiệp khác.
Tôi đã tham gia phỏng vấn và được 3 công ty liên quan đến tài chính chấp nhận. Lúc đầu, tôi dự định chọn một công ty quản lý quỹ lớn. Một cán bộ cấp cao của công ty này, người phỏng vấn tôi, đã đưa ra đề nghị sẽ giao cho tôi một quỹ khoảng 50-100 triệu USD làm dự án về hệ thống bán lẻ và phát triển thành một thương hiệu hàng đầu ở Việt Nam trong vòng 5-10 năm. Mức lương của họ đưa ra khá tốt. Tôi thấy rất hấp dẫn và thú vị.
Tuy nhiên, trước 2 ngày nhận việc ở công ty quản lý quỹ này, tình cờ tôi gặp người bạn cũ làm việc tại phòng kế hoạch Sacombank (hiện nay là một trưởng phòng của SBS), cho tôi thông tin là Sacombank đang có ý tưởng thành lập công ty chứng khoán. Từ đó, định hướng nghề nghiệp của tôi đã rẽ sang trang mới. Tôi chọn Sacombank bởi tôi thấy ở đó có sự thách thức, cơ hội sáng tạo cũng nhiều hơn. Còn tiền bạc sẽ là cái đến sau nếu tôi thành công ở bước đầu. Và thực tế đã chứng minh là tôi đúng.
Như vậy, ông gia nhập vào Sacombank là để thỏa mãn hoài bão của tuổi trẻ?
Tuổi trẻ thường lắm hoài bão và đầy nhiệt huyết, vì thế nơi nào tạo điều kiện cho sự sáng tạo và công nhận sự sáng tạo đột phá của họ thì họ sẽ lựa chọn. Những năm tháng làm việc cho một công ty đa quốc gia như Unilever đã cho tôi nhiều bài học quản trị quý giá. Tôi học được ở đó tinh thần làm việc thép, chuyên nghiệp và chịu trách nhiệm cao.
Tuy nhiên, ở đó tôi chỉ là một mắt xích trong một guồng máy đã ổn định. Còn đối với SBS, tôi có thể tạo ra một hệ thống mới và vận hành nó theo cách tốt nhất. SBS không chỉ là nơi thực hiện hoài bão mà còn là nơi giúp tôi biến những đam mê của tuổi trẻ thành hiện thực.
Chứng khoán không phải chuyên ngành ông được đào tạo. Ông có ý định mở một quỹ đầu tư tài chính cho ngành bán lẻ, đúng với ngành ông từng có kinh nghiệm?
Tôi sẽ trả lời theo quan điểm chọn nhân sự vào các vị trí quản lý. Tôi đã may mắn khi mời được những người xuất sắc từ các ngành nghề khác nhau về hợp tác với SBS. Những nhân sự tài năng trong Công ty phần lớn không đến từ ngành chứng khoán mà là các nhân sự kiệt xuất của ngành ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ...
Chẳng hạn, để chọn người làm môi giới chứng khoán, tôi không ưu tiên tuyển người quản lý môi giới của một công ty chứng khoán mà sẽ là nhà quản lý giỏi nhất trong ngành dịch vụ hoặc ngành hàng tiêu dùng. Cách này tôi ảnh hưởng của Unilever. Những nhân sự này hứa hẹn sẽ tạo ra những đột phá vượt qua các chuẩn mực hiện tại của ngành để giúp doanh nghiệp bạn “nhảy cóc” tốt nhất.
Như vậy, theo nhà báo, có nhất thiết chúng ta phải chọn làm việc trong những ngành dựa theo kinh nghiệm, hay theo đam mê, nhiệt huyết và hoài bão của mình?
Cổ phiếu chứng khoán thường không được đánh giá cao. Ông có dự báo nào cho tương lai cổ phiếu SBS từ nay đến cuối năm?
Theo tôi, một nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định phải dựa trên hai thị trường chính là thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Ở Việt Nam, khi thị trường chứng khoán ra đời, chúng ta đã được chứng kiến quá trình tăng trưởng nhanh chóng và đột biến của các doanh nghiệp lớn như REE, Sacombank, ACB, Eximbank… thông qua việc tiếp cận thị trường vốn để tăng nhanh năng lực vốn của mình, nắm bắt các cơ hội mở rộng đầu tư kinh doanh. Do đó, về mặt quản lý vĩ mô lẫn quy luật phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn Việt Nam trong thời gian tới là điều hoàn toàn có thể thấy trước.
Hơn nữa, thị trường vốn của ta hiện nay còn non trẻ, xuất phát điểm còn thấp, quy mô thị trường còn khiêm tốn (vốn hóa thị trường vào khoảng 37% GDP). Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường này còn rất thấp, mới chỉ khoảng 1%. Sản phẩm của thị trường còn thô sơ. Do đó, dư địa để thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng là rất lớn.
Hơn nữa, thị trường vốn của ta hiện nay còn non trẻ, xuất phát điểm còn thấp, quy mô thị trường còn khiêm tốn (vốn hóa thị trường vào khoảng 37% GDP). Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường này còn rất thấp, mới chỉ khoảng 1%. Sản phẩm của thị trường còn thô sơ. Do đó, dư địa để thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng là rất lớn.
Tôi tin rằng, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng gấp 2-3 lần trong 2 năm tới. Do đó, cổ phiếu của các công ty chứng khoán hàng đầu đáng được đưa vào danh mục đầu tư trong giai đoạn hiện nay, vì các khoản đầu tư này hứa hẹn một tỉ suất sinh lời hấp dẫn trong dài hạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét