Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

CEOVN tiêu biểu của năm 2012: Đặng Lê Nguyên Vũ

Đặng Lê Nguyên Vũ tại diễn đàn kinh tế thế giới
Năm 2012 dần khép lại với những khó khăn thách thức cho rất nhiều các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam. Có quá nhiều biến động "bão táp" trong năm vừa qua: khủng hoảng ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thủy sản..., khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng, một số CEO cũng dần "được" sàng lọc. Tuy vậy, những khó khăn đó cũng chính là phép thử Bản Lĩnh, Trí Tuệ, Năng lực lãnh đạo của cộng đồng giám đốc điều hành Việt Nam. Năm 2012, CEOVN.com trân trọng đề cử CEO Việt Nam của năm 2012:  Đặng Lê Nguyên Vũ - CEO tập đoàn cà phê Trung Nguyên. 

Xin chúc mừng Anh !

CEOVN.com

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

CEO mới nói gì về vụ chuyển giao ồn ào tại Nhóm Mua?

Ông Kyle Phạm lên tiếng trước thông tin cho rằng việc chuyển đổi ghế CEO giữa ông Tom Trần và ông Kyle Phạm là hành vi “thâu tóm thù địch”. Ông Tom Trần cũng nhận xét rằng nhà đầu tư muốn giành 100% quyền kiểm soát ở Nhóm Mua, nơi ông này đang giữ 27,73% cổ phần.

Vụ chuyển giao tại Nhóm Mua gây nhiều luồng dư luận trái chiều

Để dư luận có thêm một luồng thông tin từ phía những nhà đầu tư và nhóm quản lý mới, chúng tôi xin đăng tải nội dung cuộc trao đổi với ông Kyle Phạm, người vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành tại Nhóm Mua.

Việc thay đổi CEO ở Nhóm Mua có diễn ra đúng quy định của pháp luật và điều lệ công ty không, thưa ông?

Ông Kyle Phạm: Hoạt động thay đổi lãnh đạo điều hành ở Nhóm Mua được thực hiện đúng quy định. Hoàn toàn không có chuyện “thâu tóm” hay đánh úp.

Vì thứ nhất, nhà đầu tư đại diện cho 72,73% vốn điều lệ của Nhóm Mua, có quyền quyết định CEO theo luật định. Thứ hai, ông Tom Trần vắng mặt trong 2 cuộc họp Hội đồng thành viên. Cuộc họp lần thứ nhất diễn ra ngày 07/11/2012 và cuộc họp lần thứ hai diễn ra ngày 12/11/2012. Mặc dù đã được thành viên góp vốn lớn nhất (72,73% vốn điều lệ) của công ty đã ra thông báo mời họp hội đồng thành viên theo quy định.

Thứ ba, với cương vị là nhà đầu tư, chúng tôi phải đảm bảo tài chính công ty phải minh bạch, đội ngũ lãnh đạo và nhân viên phải trong sạch và tuân thủ luật pháp Việt Nam và quy định của công ty, Nên việc thay thế CEO để làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo và nhân viên, nhằm bảo đảm không có việc tư lợi cá nhân mà phá hoại hình ảnh công ty và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Nhóm Mualợi ích lâu dài của nhân viên, khác hàng, đối tác. .

Nếu như việc thay đổi CEO là đúng pháp luật, tại sao nhà đầu tư lại dùng nhiều biện pháp nhanh chóng và quyết liệt để vào trụ sở của Nhóm Mua, cũng như thay thế các nhân sự chủ chốt của công ty?

Đứng trước nguy cơ một CEO “một tay đang che kín trời” thao túng mọi việc, thiếu minh bạch với nhà đầu tư, làm trái quy định pháp luật Việt Nam và luật của công ty, chúngtôi buộc phải hành động nhanh do tính chất nghiêm trọng của sự việc.

Ông Tom cũng đã thừa nhận về khoản cho vay với lãi suất bất thường 13%/tháng của cá nhân mình với Nhóm Mua (dù ông này cho rằng đây là sự “nhầm lẫn”, nhưng với số tiền lớn như thế, khó lòng có thể nhầm lẫn dễ dàng như vậy). Và một CEO của công ty thuộc loại hàng đầu về thương mại điện tử tại VN lại có sự nhầm lẫn căn bản như vậy trong 1 thời gian dài thì không cần nhà đầu tư lên tiếng, công luận cũng sẽ cảm thấy bất bình về “sự nhầm lẫn” này.

Ngoài ra chúng tôi đang có trong tay những bằng bằng chứng về sự không minh bạch trong tiền bạc của ông Tom.

Cơ quan chức năng đang điều tra Ông Tom vì những hàng hóa Ông Tom cho bán trên mạng công khai không có xuất xứ và có hành vi vi phạm pháp luật.

Vì thế, chúng tôi bắt buộc phải hành động kịp thời để bảo vệ tài sản và uy tín của công ty cũng như lợi ích của khách hàng. Hành động “niêm phong” công ty cũng chỉ nhằm cô lập các thông tin về tài chính, kế toán của công ty để phục vụ điều tra.

Đặc biệt, hành động nhanh chóng của chúng tôi là còn để bảo vệ ngay lập tức cho các nhà cung cấp và khách hàng của Nhóm Mua trước những mối nguy hiểm hiển hiện nêu trên.

Chúng tôi xin được đính chính luôn, cho đến thời điểm này, duy nhất chỉ có vị trí CEO được thay đổi còn lại tất cả nhân viên đều được chúng tôi trọng dụng và khuyến khích họ làm việc bình thường sau những cú sốc tâm lý vì biến động của công ty.

Xin ông cho biết bên Nhà đầu tư có quyết định nào về vị trí của ông Tom Trần ở Nhóm Mua sau này ra sao? Nhà đầu tư có quyết định mua lại cổ phần của ông Tom không?

Nhà đầu tư thật sự có thiện chí và không muốn làm sự việc bung bét ra sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh và uy tín của Nhóm Mua, nên đã nhiều lần yêu cầu ông Tom chuyển làm vị trí cố vấn thay vì giám đốc điều hành, nhưng có lẽ vì những yếu tố cá nhân, nên Ông Tom cương quyết không đồng ý.

Nhà đầu tư là những người thật sự bỏ tiền vào để vận hành công ty, và dự án này cũng chỉ là 1 trong rất nhiều dự án khác của nhà đầu tư trên trên thế giới, họ sẽ không đủ sức để điều hành tất cả những đầu tư của mình, nhất là những đầu tư chưa phải là lớn so với những đầu tư khác của họ, nên nếu thực chất, 1 CEO làm việc có năng lực, công ty đang phát triển tốt,chẳng có lý do gì mà mình lại tự làm đầu tư của mình lộn xộn lên, vừa mất tiền, lại mất uy tín, thời gian và tâm trí trong khi nhà đầu tư lại đang nắm phần nhiều cổ đông...

Tôi nghĩ công luận luôn có những đánh giá sáng suốt và công bằng, nên chúng tôi đã không lên tiếng, mà cố gắng tập trung, dồn sức để ổn định công ty.

Nhà đầu tư chưa bao giờ có chủ trương mua lại cổ phần của ông Tom. Vì vậy, đây không phải là sự thâu tóm.

H.San

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

CEO bị điều tra, Nhóm Mua bổ nhiệm người thay thế

Ông Kyle Phạm - CEO mới của Nhóm Mua

Hội đồng Quản trị công ty Nhóm Mua vừa công bố bổ nhiệm ông Kyle Phạm vào chức vụ Giám đốc Điều hành, thay thế cho người tiền nhiệm đang bị cơ quan chức năng Việt Nam điều tra.

Tân CEO Kyle Phạm chia sẻ: "Đây là một cơ hội tuyệt vời khi lãnh đạo một công ty kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam, một quốc gia có mạng lưới Internet mạnh mẽ với 30 triệu người sử dụng".


Kyle tiếp quản công ty thay thế cho ông Tom Trần, người sáng lập công ty, hiện là đối tượng bị điều tra của cảnh sát kinh tế Việt Nam và ông này cũng đã xuất cảnh vào tuần trước.

Kyle Phạm là Việt kiều Australia về nước vào năm 2006, thời gian đầu ông làm việc cho công ty Ernst and Young tại Hà Nội. Năm 2012, Kyle chuyển đến TP HCM sau khi được mời về đảm nhiệm vị trí Giám đốc tài chính Nhóm Mua.

Anh Quân

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Ông Lương Hoài Nam thôi chức CEO để được gần vợ

Ông Lương Hoài Nam đã nghỉ việc ở Air Mekong sau 4 tháng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành tại đây.

Đại diện hãng hàng không tư nhân Air Mekong cho biết ông Lương Hoài Nam, Giám đốc điều hành của hãng đã nghỉ việc từ hôm 1/11 vừa rồi. "Ông Nam xin nghỉ vì lý do cá nhân", đại diện hãng nói.

Ông Lương Hoài Nam thôi làm Giám đốc điều hành khi mới đảm nhiệm chức vụ mới tròn 4 tháng. Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, ông cho biết "lý do cá nhân" của mình là muốn được sum họp cùng gia đình. "Nhà mình sống ở TP HCM, làm việc lại ở Hà Nội, cả tuần vợ một mình một nơi, chồng một mình một nơi, những cái được không bù đắp được những cái mất, nên mình xin nghỉ. Không có bất kỳ lý do nào khác ngoài lý do này", ông viết.

Ông Lương Hoài Nam là nhân vật khá nổi tiếng trong làng hàng không Việt, đã từng giữ những chức vụ quan trọng tại Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và gần đây nhất là Air Mekong.

Kể từ khi hãng hàng không này được thành lập từ năm 2008, ông Nam là Giám đốc điều hành đầu tiên. Air Mekong cho biết Hội đồng quản trị đang cân nhắc xem có tiếp tục tìm một Giám đốc điều hành khác thay thế hay không. "Còn hiện tại mọi hoạt động của công ty vẫn diễn ra bình thường", đại diện hãng cho hay.

Sinh năm 1963, ông Lương Hoài Nam là nhân vật được nhiều người biết tới trong làng hàng không Việt. Ông từng có 11 năm làm Trưởng ban Kế hoạch - Thị trường tại hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), trước khi chuyển về làm Tổng Giám đốc Jetsar Pacific vào năm 2004.

Air Mekong là một trong bốn hãng hàng không Việt Nam hiện nay. Bắt đầu cất cánh từ ngày 10/10/2010, hiện hãng khai thác 4 tàu bay và có kế hoạch phát triển đội máy bay lên 10 chiếc Airbus A320.

Thanh Bình

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Johnathan Hạnh Nguyễn: Đầu tư chứ không đầu cơ

Nhắc đến Johnathan Hạnh Nguyễn, nhiều doanh nhân Việt Nam tỏ ra nể phục. 28 năm trước, ông là người đã có nhiều nỗ lực trong việc đàm phán để mở tuyến bay chính thức giữa Việt Nam với Philippines. 2 năm sau đó, ông là một trong những Việt kiều đầu tiên về nước đầu tư khi thành lập Công ty Liên Thái Bình Dương-Imexpan Pacific (IPP). Hiện tại ông là Chủ tịch IPP.

Từ năm 1996 đến nay, IPP đã đầu tư hoặc hợp tác đầu tư 30 dự án với tổng số vốn hơn 280 triệu USD. Ông Hạnh cho biết, những dự án này mang lại doanh số hằng năm khoảng 460 triệu USD và tạo công ăn việc làm cho hơn 20.000 lao động ở Việt Nam. Ông đứng sau những thương vụ đầu tư lớn như Siêu thị Miền Đông; Khách sạn Nha Trang Lodge; cửa hàng miễn thuế tại các sân bay nội địa và 4 quốc gia ở Đông Nam Á. Đặc biệt, tên tuổi của ông và IPP gắn liền với hệ thống cửa hàng thời trang và mỹ phẩm chuyên bán hàng hiệu.

Hàng thời trang cao cấp được IPP đưa về và bán tại khu mua sắm Rex Arcade và các trung tâm thương mại. Ngoài trụ sở tại Việt Nam, IPP còn có chi nhánh ở Mỹ, Philippines và Singapore. Quản lý và điều hành một tập đoàn lớn như IPP nhưng ông tỏ ra khá thoải mái. “Các tướng của tôi đều là những người giỏi, trong đó có cả người nước ngoài.

Mỗi người là chuyên gia trong lĩnh vực của mình nên tôi hoàn toàn yên tâm khi giao trách nhiệm cho họ. Khi có việc gì khẩn cấp, ban kiểm soát báo cáo trực tiếp với tôi để nhận chỉ thị kịp thời”. Ông Hạnh cho biết thành công được như ngày nay là do ông đã giữ vững tiêu chí kinh doanh chậm mà chắc. Khi quyết định đầu tư vào dự án nào, ông phải nắm chắc đó là lĩnh vực tiên phong và có lợi thế cạnh tranh tại Việt Nam.

Ông chọn đầu tư vào hàng không, du lịch, trung tâm thương mại, không đầu tư tràn lan, đặc biệt là không lấn sang bất động sản hay chứng khoán. “Phải đi trước và đi đường dài chứ không phải chạy theo phong trào vì tôi là nhà đầu tư chứ không phải nhà đầu cơ”, ông bày tỏ. Một trong những thành viên mang lại cho IPP doanh thu lớn nhất là Công ty Imexpan Pacific, nhà phân phối độc quyền nhiều sản phẩm hàng hiệu tại Việt Nam. Đánh giá về tốc độ phát triển của thị trường hàng hiệu tại Việt Nam, ông Hạnh cho biết: “Phải nói là tăng trưởng rất nhanh, bình quân tốc độ tăng trưởng của Công ty là 38%, năm nay dự tính chỉ đạt 10% do kinh tế suy thoái”.

Ông cho biết ước mơ lớn nhất của mình là 10 năm nữa sẽ mở một trung tâm thương mại lớn nhất tại Việt Nam như mô hình Asia Mall của Philippines. Trung tâm sẽ có quy mô hơn 380.000 m2, bán cả hàng hiệu và hàng hóa khác. Ông dự tính tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỉ USD. Song song đó, IPP cũng sẽ đầu tư mở một khu chuyên bán hàng lỗi mốt, lỗi mùa, khuyến mãi... Trở về quê hương sinh sống và phát triển sự nghiệp đến nay đã 28 năm, ông Hạnh chia sẻ rằng kiều bào nói chung và giới doanh nhân trí thức kiều bào là nguồn lực mà Nhà nước vẫn chưa khai thác hết. Theo ông, Nhà nước cần tạo thêm điều kiện thuận lợi cho kiều bào khi họ về nước đầu tư.

Mỗi ngày khi xong công việc, ông Hạnh lại về với mái ấm của mình tại quận 2, TP.HCM. Vợ ông là diễn viên điện ảnh Lê Hồng Thủy Tiên, từng đóng phim Vị đắng tình yêu. Sau khi lập gia đình, chị rút lui khỏi màn ảnh và trở thành Tổng Giám đốc Công ty IPP.

Vợ chồng ông có 1 con gái năm nay 16 tuổi và 1 con trai 14 tuổi. Ngoài ra, ông còn có 2 cậu con trai từ cuộc hôn nhân đầu là Louis Nguyễn và Phillip Nguyễn. Ông cho biết, giữa tháng 11 này, con trai Louis Nguyễn của ông sẽ làm đám cưới với diễn viên điện ảnh Tăng Thanh Hà.

Mai Lan

Vị tỷ phú ẩn danh ở Việt Nam

"Trở thành tỷ phú đôla nhờ bước đầu khởi nghiệp từ kinh doanh mỳ ăn liền tại Ukraina và sau đó là đầu tư bất động sản ở Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng đang nuôi tham vọng vươn tới những cơ hội mới trên thị trường quốc tế", Bloomberg nhận định trong bài viết mới đăng.

Theo hãng tin này, dù đang sở hữu 8 dự án bất động sản hỗn hợp tại những khu đất vàng ở Việt Nam, ông chủ tịch 44 tuổi của Tập đoàn Vingroup vẫn tiếp tục phát triển những dự án mới, thu hút sự quan tâm của những người đang sở hữu vàng hay tiền mặt.

"Cũng tương tự như người Trung Quốc, nhiều người Việt hiện nay giữ vàng như một cách tiết kiệm", ông Phạm Nhật Vương trao đổi tại trụ sở chính của công ty ở Hà Nội. Theo ông, họ sẽ không thể ngồi trên đống vàng chôn dưới chân giường được mãi được. Cuối cùng gì người có vàng cũng sẽ phải mang chúng đi đầu tư. Nếu thu hút được nguồn vốn này, đó là cú hích lớn đối với thị trường bất động sản, ông nhận xét.

Ông Vượng và vợ - bà Phạm Thu Hương đang nắm giữ 50% cổ phần tại Vingroup, công ty được đánh giá lớn thứ năm tại Việt Nam về giá trị thị trường. Theo tính toán của Bloomberg, ông hiện sở hữu 1,3 tỷ USD, chưa kể những tài sản cam kết sẽ đầu tư vào một số dự án. Dẫu vậy ông chưa từng xuất hiện trong bảng xếp hạng tỷ phú quốc tế nào. Do đó, hãng truyền thông Mỹ gọi Phạm Nhật Vượng là vị tỷ phú ẩn danh.

Hiện Vingroup tìm cách huy động khoảng 300 triệu USD thông qua việc bán cổ phiếu tại Singapore, nhằm phục vụ tham vọng mở rộng tại Việt Nam. "Nếu đưa cho tôi 10 tỷ USD ngay bây giờ, tôi sẽ đầu tư hết vào lĩnh vực xây dựng vì ở Việt Nam, vẫn còn rất nhiều thứ cần phải xây", ông Phạm Nhật Vượng phát biểu. Tỷ phú ẩn danh này cho biết ông cũng lên kế hoạch xây bất động sản tại Singapore, Hong Kong, nơi có các công ty xây dựng hàng đầu châu Á.

Vị tỷ phú ẩn danh

Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật, kinh tế địa lý tại trường Đại học Moscow Geology ở Nga, ông Phạm Nhật Vượng chuyển đến Ukraine. Kể từ đó, ông sáng lập nên công ty LLC Technocom, sản xuất hơn 100 nhãn hiệu thực phẩm, bao gồm mỳ gói và khoai tây nghiền. Năm 2010, ông Phạm Nhật Vượng bán công ty cho Nestle SA với cái giá không được tiết lộ. Vào thời điểm bán, công ty Technocom đang có doanh thu hơn 100 triệu USD mỗi năm.
Ông Vượng trở về Việt Nam từ năm 2001 và thành lập công ty cổ phần Vinpearl. Một năm sau đó, ông thành lập tiếp công ty Vincom, chuyên xây dựng các trung tâm thương mại và nhà ở cao cấp. Đến năm nay, hai công ty trên được sáp nhập trở thành Tập đoàn Vingroup.

Bằng cách mua lại đất khi các nhà máy chuyển từ trung tâm thành phố ra ngoại ô, Vingroup dần nắm trong tay khoảng 10.200 hecta đất vàng tại Hà Nội, phía nam TP HCM cũng như các thành phố khác như Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng. Dự án đa năng Royal City của Vingroup tại Hà Nội có giá bán căn hộ từ 1.800-2.500 USD/m2. Khi hoàn thành vào năm tới, dự án này sẽ có công viên nước trong nhà và sân trượt băng đầu tiên ở Việt Nam.

Mới đây, công ty đã bán 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế. Đây là lần bán thứ hai sau khi Vingroup huy động được 100 triệu USD cũng bằng hình thức này thông qua một công ty khác hồi 2009. Tính đến ngày 31/12 năm ngoái, Vingroup có tài sản 1,7 tỷ USD, theo dữ liệu thống kê của Bloomberg.

Ông Phạm Nhật Vương tiết lộ đang lên kế hoạch đầu tư ra bên ngoài Việt Nam. Ông vừa thuê công ty tư vấn McKinsey & Co. để đánh giá hoạt động kinh doanh của Vingroup và đưa ra các lời khuyên thích hợp.

Trước khi lên ý tưởng cho một dự án mới, ông cũng thường đi đây đi đó để tham khảo. Ví dụ như trước khi xây Vincom Center ở TP HCM, ông tổ chức một chuyến tham quan Singapore. Cùng với nhân viên, ông đã tham khảo cách làm tại trung tâm thương mại Ion Orchard để học hỏi cách tạo một trung tâm thương mại hạng sang.

Hay trước khi bắt tay xây dựng dự án nghỉ dưỡng đầu tiên của mình ở Nha Trang, ông cũng bay qua Phuket để xem xét cách làm khách sạn ở đây. Khi vào phòng khách sạn, thậm chí ông còn lật tung hết đồ đạc lên trước khi sắp đặt lại như cũ để tìm hiểu cách bố trí.

"Ông ấy là một người rất giản dị và khiêm tốn", bà Lê Thị Thu Thủy, từng làm ở ngân hàng đầu tư Lehman Brothers và hiện là CEO của Vingroup cho biết. Theo bà, ông luôn thôi thúc ban lãnh đạo công ty phải tự học mỗi ngày, không được hài lòng thỏa mãn với những gì đã làm được.

Là một người luôn đề cao kỷ luật, ông Phạm Nhật Vượng yêu cầu nhân viên của mình thuộc lòng câu khẩu hiệu "Tốc độ, sáng tạo và hiệu quả trong từng việc làm, trong từng hành động".

Trong bài viết của Bloomberg, chân dung ông Phạm Nhật Vượng cũng được khắc họa là một lãnh đạo hòa đồng. Hàng tuần ông thường chơi đá bóng, bóng rổ với nhân viên tại trung tâm thể thao của công ty. Trong bộ đồ thể thao và giày đá bóng, ông chọn chơi ở vị trí tiền đạo. "Tấn công luôn tốt hơn là phòng thủ", đó là nguyên tắc được ông áp dụng cho mọi việc làm của mình.

Anh Đức (theo Bloomberg)

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Nữ CEO thành danh nhờ cây kim, sợi chỉ


Tô Thị Kim Loan đã biến một tiệm may nhỏ trên đường Đặng Dung, quận 1, TP HCM trở thành công ty với chuỗi 3 cửa hàng khác nhau nhờ tài lẻ với cây kim, sợi chỉ.

Oci Fashion là thương hiệu Loan gây dựng, sở hữu, với hệ thống bán hàng qua mạng chuyên nghiệp, quản lý bán hàng bằng phần mềm... dù cô thợ may ấy trước đây chẳng có chút kiến thức về công nghệ. Hơn mười năm với cây kim sợi chỉ, đến tận bây giờ Tô Thị Kim Loan vẫn chưa có một lần hối tiếc về quyết định làm thợ thay vì làm thầy như bạn bè đồng trang lứa.
Học xong chương trình phổ thông trung học, phần vì gia đình không có điều kiện, phần do có sẵn năng khiếu may vá, Loan quyết định rời quê, lên TP HCM học nghề may rồi mở một cửa hiệu nho nhỏ. Chân thành với khách hàng, lại có nhiều “tài lẻ” như chỉ cần nhìn dáng khách là có thể cắt may chính xác mà không cần đến thước đo, nhất là áo dài, Loan có được lượng khách hàng trung thành khá lớn.
CEO Oci Fashion có biệt tài may áo dài không dùng thước đo, chỉ ngắm bằng mắt.
CEO Oci Fashion có biệt tài may áo dài không dùng thước đo, chỉ ngắm bằng mắt.
Mối quan hệ thân tình với khách mang đến cho Loan cơ hội tiếp cận những hợp đồng may đồng phục cho các ngân hàng, hợp đồng gia công cho các thương hiệu lớn. Loan cho biết, lợi nhuận từ những hợp đồng ấy không cao nhưng cũng đủ thắp lên ước mơ trong cô chủ nhỏ. “Tôi bắt đầu nghĩ đến việc lập xưởng may, làm hàng may mặc với dây chuyền chuyên nghiệp thay vì làm thủ công như hiện tại”, Loan kể.
Loan quyết định mở xưởng ở tỉnh để tận dụng nguồn nhân công rẻ. Tây Ninh là nơi Loan chọn vì không quá xa TP HCM và người thân ở đó có thể giúp cô quản lý thường trực.
Xưởng ra đời tinh tươm với dàn máy hiện đại, 40 công nhân được Loan đào tạo lành nghề... Nhưng thật đáng tiếc, bước ra thương trường khi khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan rộng nên Loan không tránh khỏi nếm trái đắng. Cô tâm sự: “Gia công hàng xuất khẩu không dễ ăn như mình tưởng”. Chi phí đầu tư cao, khoản tiền “nuôi quân”... khiến toàn bộ tài sản tích cóp được của cô thợ trẻ gần như tan biến. Không để nỗi thất vọng làm nhụt chí, Loan tìm cơ hội ở thị trường trong nước.
Vốn liếng còn lại không nhiều, Loan thử độ đón nhận của thị trường bằng thương mại điện tử. Cô kể: “Khách hàng chủ yếu là nhân viên văn phòng trẻ. Trao đổi với họ tôi mới biết họ thích mua sắm trên mạng để tiết kiệm thời gian”. Tìm tòi mô hình bán hàng trên mạng, thuê người lập web..., Loan bắt tay gây dựng lại sự nghiệp. “Cũng may là chồng tôi rất thích và đã tìm hiểu mô hình kinh doanh này từ lâu nên tôi có được sự hậu thuẫn rất lớn”, Loan chia sẻ.
Biết vợ đang khó khăn, anh chấp nhận bỏ công việc của mình, giúp vợ quản lý mảng bán hàng qua mạng. Cái tên Oci - viết tắt của ba chữ: Online - Chip - Interested - ra đời từ đó. Sản phẩm phù hợp, giá cả tương đối mềm cộng với phương thức bán hàng hiện đại..., chỉ sau ba năm, Oci nhanh chóng trở nên quen thuộc với nhiều người.
Và từ những tín hiệu vui này, Loan mạnh dạn mở thêm các cửa hàng trưng bày, vừa để đón khách hàng truyền thống, vừa làm nơi giao dịch. Biết được thế mạnh của công nghệ, Loan không ngần ngại ứng dụng phần mềm quản lý để có thể điều hành việc bán hàng, quản lý việc sản xuất ở xưởng. Loan nhận xét, cái khó nhất trong kinh doanh thời trang tại Việt Nam hiện nay là khâu thiết kế.
Bởi đội ngũ nhân lực thiết kế chuyên nghiệp thiếu, nên đành phải chấp nhận “học hỏi” các mẫu của nước ngoài rồi điều chỉnh cho phù hợp với người Việt. Nhằm khắc phục nhược điểm này, Loan đang đầu tư cho khâu thiết kế để có thể tạo thế mạnh riêng. Theo nhận định của cô chủ Oci, thị trường may mặc tại Việt Nam vẫn loãng, thương hiệu nước ngoài chỉ chiếm một phần nhỏ và cơ hội vẫn còn cho doanh nghiệp mới.
Tuy nhiên, cần phải kiên trì và có chiến lược riêng mới có thể chinh phục được thị trường. Do vậy, thời gian tới, Oci sẽ phải phát triển theo hướng riêng biệt. Cụ thể, Loan vẫn duy trì mô hình kinh doanh thời trang công sở, dạ hội... như hiện tại, nhưng với mảng áo dài, “đặc sản” của Loan, cô sẽ mở chuỗi cửa hàng mới chuyên về sản phẩm này. “Áo dài Oci chắc chắn sẽ phát triển chậm hơn những sản phẩm đã có của Oci, bởi áo dài không phổ biến bằng thời trang công sở, nhưng khi đã tạo được uy tín với khách hàng, đây sẽ là mảng sản phẩm chủ lực”, Loan tiết lộ.
(Theo Doanh Nhân Sài Gòn)

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Chiến lược Marketing thời khủng hoảng


Chiến lược Marketing thời khủng hoảng

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/kinh-nghiem/2012/08/chien-luoc-marketing-thoi-khung-hoang/

Với triết lý kinh doanh tất cả bài toán đều có lời giải, vấn đề là có quyết tâm đi tìm cho đến cùng hay không, ông Trần Hải Bằng - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CPĐT Thanh Niên đã từng bước xây dựng công ty lớn mạnh.

Ông Trần Hải Bằng - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Thanh Niên, đơn vị sở hữu thương hiệu vemaybay247.com cho biết năm 2004 cho biết qua mối quan hệ quen biết với một người bạn học MBA ở Hà Nội, ông tình cờ đến với nghề dịch vụ đại lý vé máy bay ở quy mô cá thể nhỏ lẻ.
Ông Trần Hải Bằng - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Thanh Niên.
Suy nghĩ ban đầu của ông Bằng là nghề này rất phát triển trong tương lai do dân số đông sẽ phải đi lại nhiều. Nghĩ là vậy, nhưng khi lao vào thực tế kinh doanh mới biết: tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành chỉ là 2 - 2,5% trên tổng giá trị vé bán trong khi chi phí phân bổ rất cao. Bạn bán một vé máy bay hoa hồng chỉ hưởng từ 40.000 đến 50.000 đồng, trong khi đó chi phí cho nó là xăng xe đi giao vé, nhân viên, in ấn, điện thoại, mặt bằng… Đây là một bài toán nan giải, đòi hỏi phải có biện pháp phát triển quy mô lớn mới bù đắp được chi phí. Nhưng bằng cách nào để tăng quy mô doanh thu khi loanh quanh cũng chỉ có vài mối quan hệ, mà không ổn định?
"Trước năm 2008, khi chưa hiểu về tiếp thị qua Internet, kinh doanh đối với tôi như một cực hình, triền miên là những tháng ngày lận đận vất vả tìm kiếm khách hàng và xoay xở lo chi phí từng ngày. Nhân viên chưa có do không đủ tiền trả lương. Bản thân giám đốc phải kiêm luôn công việc tiếp thị và nhiều việc lặt vặt khác mà không hiệu quả", ông Bằng tâm sự.
Không thể kéo dài mãi tình trạng đó được, phải có một cách khác đi thì may ra mới tồn tại. Với triết lý kinh doanh là tất cả các bài toán đều có lời giải, vấn đề là chúng ta có quyết tâm đi tìm cho đến cùng hay không mà thôi, ông dần tìm ra lối đi.
Khi tình cờ được một người bạn trong lĩnh vực IT giới thiệu về các công cụ tiếp thị qua tìm kiếm website như Google, Yahoo, Bing… vị giám đốc lóe lên ý tưởng: xây dựng một website và một chiến lược tiếp thị qua web, đó là kênh rẻ nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.
Vemaybay247.com ra đời từ đó. Đến nay, sau 5 năm lập web, công ty dần đi vào ổn định và có lãi, đảm bảo thu nhập ổn định cho gần 40 nhân viên. Trong lĩnh vực kinh doanh đại lý vé máy bay, tiếp thị qua mạng internet giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí như ngoại giao, phần trăm hoa hồng, giao tiếp, in ấn và quảng cáo báo chí.
Trước năm 2008, khi thị trường còn rất ít đối thủ cạnh tranh biết được các khái niệm marketing online như tiếp thị qua mạng xã hội Facebook, SEO, SEM, google adwords, công ty đã tiên phong xây dựng được cho mình một chiến lược phù hợp với tình hình lúc đó: doanh nghiệp nhỏ, vốn rất ít, cạnh tranh thông qua website và các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là google.
Ban đầu, khi xây dựng website Vemaybay247 rất nhiều ý kiến hoài nghi, bàng quang, cho rằng làm cho vui thôi chứ quan trọng vẫn phải là tiếp thị trực tiếp đến từng doanh nghiệp, tức là phải quen biết theo kiểu cá nhân. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh ngược lại, nguồn thu từ người quen không thường xuyên và không đủ cho chi phí công ty. Chỉ có khách hàng với số lượng lớn, đều đặn mới có thể tạo ra sự ổn định cho công ty.
"Chính tư duy bán hàng theo quan hệ cá nhân ăn hằn thâm căn cố đế vào cách nghĩ của phần đông nhân viên tiếp thị bán hàng, do vậy cản trở họ tiếp cận thị trường online rộng lớn. Công nghệ đã làm thay đổi hành vi mua hàng của khách. Thế hệ khách hàng online đang mở rộng nhanh chóng, cần phải nắm bắt xu thế mới. Sau này, họ phải thừa nhận là tôi đã đi đúng hướng”. Ông Bằng cho biết.
Khách hàng giới thiệu khách hàng, các mối quan hệ dần rộng mở với các Hãng hàng không toàn cầu, các nhà cung cấp hệ thống bán vé toàn cầu (GDS) như Galileo, Abacus…, khách đi định cư mỹ, canada, các doanh nhân, du học sinh, thăm thân, các công ty xuất khẩu lao động bắt đầu để ý và hỗ trợ tích cực.
Không khí văn phòng làm việc như khẩn trương, nhộn nhịp hơn, khí thế hơn, tất cả với một mục tiêu duy nhất: trở thành nhà cung cấp vé máy bay có chất lượng dịch vụ vượt trội tại TP HCM và trên toàn quốc. Kết quả là, chỉ sau 4 năm, tổng giá trị vé bán tăng vọt 500% một năm.
Trước mắt, thử thách vẫn đang tiếp tục, với những biến động công nghệ liên tục, bất ngờ, nhưng công ty vẫn giữ vững ngọn lửa nhiệt tình, đam mê, thái độ tích cực và quyết tâm của những ngày đầu lập nghiệp để từng bước chinh phục các mục tiêu cao hơn (xem thêm chị tiết tại đây).
Phương Thảo - VN Express.net

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Lý Xuân Hải từ nhiệm - Đỗ Minh Toàn lên thay làm CEO Ngân hàng ACB


Hội đồng Quản trị ACB chấp thuận đơn từ nhiệm với lý do cá nhân của ông Lý Xuân Hải, đồng thời bổ nhiệm ông Đỗ Minh Toàn lên làm Tổng giám đốc từ hôm nay, 23/8.

Ông Lý Xuân Hải
Ông Lý Xuân Hải không còn điều hành ACB từ hôm 21/8 vì phải hợp tác với cơ quan chức năng sau khi nguyên Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên bị bắt tạm giam.
Thông tin này được Ngân hàng cổ phần Á Châu đưa ra tại cuộc gặp báo chí cuối chiều 23/8, giữa lúc thị trường xôn xao về vấn đề pháp lý với Tổng giám đốc đương nhiệm Lý Xuân Hải. Ông Hải đã được cơ quan điều tra mời làm việc một ngày sau khi nguyên Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên bị bắt tạm giam.
Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP HCM Nguyễn Văn Dũng cùng toàn bộ Hội đồng Quản trị và Ban điều hành ACB chủ trì cuộc gặp chiều nay, với sự tham gia của hàng chục phóng viên trong và ngoài nước. Lãnh đạo cao nhất của ACB có mặt tại buổi họp là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Lê Vũ Kỳ, người nhận ủy nhiệm xử lý công việc ngân hàng khi Chủ tịch Trần Xuân Giá đang công tác tại Mỹ.
Ông Hải đang ở đâu khi có tin đã bị bắt tạm giam là vấn đề được nhiều phóng viên đặt câu hỏi. Theo đại diện ACB, văn bản chính thức nhận được tới cuối chiều 23/8 cho thấy ông Hải đang hợp tác với cơ quan điều tra và hoàn toàn chưa có thông tin bắt giữ.
Ông Đỗ Minh Toàn, tân Tổng giám đốc ACB.
Ông Đỗ Minh Toàn, tân Tổng giám đốc ACB tại cuộc gặp báo chí chiều 23/8. Ảnh: PV
Ông Đỗ Minh Toàn là người được Hội đồng Quản trị cử tạm điều hành thay ông Hải hôm 22/8, và nay chính thức chèo lái Ngân hàng cổ phần Á Châu đang trong tình thế khó khăn.
Thông tin nguyên Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên bị bắt tạm giam tối 20/8 đang gây khó khăn trực tiếp cho ACB và thị trường tài chính tiền tệ, cho dù cơ quan công an cũng như Ngân hàng Nhà nước khẳng định ông Kiên không còn liên quan gì tới hoạt động của ngân hàng.
Tân Tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn xác nhận lượng người tới rút tiền bắt đầu tăng cao trong ngày 21/8 và tiếp tục tăng đột biến vào hôm sau. "Tuy nhiên đến hôm nay đã dịu bớt và bắt đầu có khách gửi tiền trở lại", ông Toàn nói.
Không cho biết bao nhiêu tiền đã bị rút khỏi hệ thống ACB trong 3 ngày qua, ông Toàn khẳng định ngân hàng dự phòng đủ lượng tiền mặt để chi trả cho khách có nhu cầu trong những ngày tới. Ngoài lượng tiền mặt có sẵn vào khoảng 10.000 tỷ đồng, ACB còn gửi 3.000 tỷ đồng ở Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước cũng sẵn sàng cung ứng 2.000 tỷ nữa cho ACB.
Tương tự như vậy với thanh khoản ngoại tệ, ông Toàn cho biết ACB hiện còn 120 triệu USD và không gặp khó khăn nếu khách có nhu cầu rút.
"Riêng thanh khoản vàng, chúng tôi khó khăn và đã có kế hoạch dùng tiền mặt chi trả nếu khách rút vàng nhiều hơn khả năng mình có", ông Toàn nói.
Buổi gặp mặt báo chí của ACB diễn ra 17h30 ngày 23/8 sau khi đã bị hoãn vào buổi sáng.
Tân Tổng giám đốc ACB Đỗ Minh Toàn sinh năm 1971 tại Phú Yên. Ông tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh trường Đại học Columbia Southern (Mỹ), cử nhân Luật (Đại học Luật TP HCM), cử nhân kinh tế (Đại học Kinh tế TP HCM), cử nhân tài chính ngân hàng (Đại học Ngân hàng TP HCM).
Theo giới thiệu của ACB, ông Toàn đã có hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và giữ những chức vụ quan trọng tại ACB và Công ty Chứng khoán Á Châu.
Ông Lý Xuân Hải sinh năm 1965 tại Hà Nội, hiện cư trú tại TP HCM. Với trình độ Thạc sĩ Kinh tế Đại học Paris Dauphine (Pháp) và Tiến sĩ Toán-Lý - Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus (Belarus), ông Hải gia nhập ACB năm 1996 trên cương vị Phó giám đốc chi nhánh Hải Phòng. Ông được bổ nhiệm Tổng giám đốc từ năm 2005 và trúng cử thành viên Hội đồng quản trị ACB từ 2008 đến nay. Ông Hải đã 2 lần được "The Asian Banker" bình chọn là "Lãnh đạo ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam" năm 2007 và 2010.
Lệ Chi

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Tin ngoại lệ: Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt


Chiều tối 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ để làm rõ hành vi "kinh doanh trái phép". Cảnh sát cũng đã làm việc với Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải. 

Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho biết, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt để điều tra về hành vi "kinh doanh trái phép". Trước đó, một số đơn thư khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ông này.
Việc khám xét nhà riêng của ông Kiên tại quận Tây Hồ đã diễn ra tối 20/8. Công an đã thu giữ một số tài liệu, USB phục vụ quá trình điều tra. Tổ trưởng tổ dân phố nơi ông Kiên cư trú cho biết, việc khám xét diễn ra từ 19h đến 20h. Ông Kiên về sống tại đây được vài năm, ít quan hệ với hàng xóm, chỉ có người mẹ hay đi họp tổ dân phố.
Sáng 21/8, căn biệt thự 3 tầng bề thế, rộng 500 m2 nhìn ra hồ Tây đóng kín cửa. Bên ngoài cánh cổng sắt cao hơn 3 mét có người mặc đồng phục bảo vệ canh gác, ngăn cản người tới gần.
Biệt thự của ông Kiên tại khu vực hồ Tây. Ảnh: Hà Anh
Sáng 21/8, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại cho biết, Tổng giám đốc Lý Xuân Hải đã được cơ quan điều tra mời lên làm việc liên quan đến vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.
Theo ông Toại, việc ông Kiên bị bắt không ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Á Châu bởi "ông Kiên hiện không còn vai trò gì trong ngân hàng mà chỉ là cổ đông nhỏ".
Ngay sau khi có tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, sáng nay, trên sàn chứng khoán, nhiều mã cổ phiếu ngân hàng đã lao dốc.
Ông Nguyễn Đức Kiên. Ảnh: An Nhơn
Ông Nguyễn Đức Kiên được cho là "cổ đông chính" của nhiều ngân hàng. Ảnh: An Nhơn.
Ông Kiên (sinh năm 1964) từng học Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng, sau đó tu nghiệp Trường kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hunggary. Sau 8 năm làm việc trong ngành dệt may, ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và trở thành Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam - khi mới 30 tuổi.
Năm 2010, trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của ông Kiên được đánh giá là 805 tỷ đồng. Tổng số cổ phiếu ACB mà gia đình ông Kiên nắm giữ tính tới cuối 2010 đạt giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng.
Theo cáo bạch 2010 của Ngân hàng ACB, ông Nguyễn Đức Kiên không còn có tên trong Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, ông được cho là “cổ đông chính” của nhiều ngân hàng lớn.
Trong lĩnh vực thể thao, ông Nguyễn Đức Kiên là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF, và thường được gọi là "bầu Kiên".
Hà Anh - Lệ Chi

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

CEO xinh đẹp của Ngoại ngữ 24h làm giàu từ nghề giáo

Xinh đẹp, trẻ trung, năng động, bền bỉ và đổi mới luôn hội tụ ở Vũ Thị Mai Phương, giám đốc Công ty cổ phần Đào tạo ngoại ngữ 24h.


24 tuổi, là giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo ngoại ngữ 24h (quản lý Trung tâm Đào tạo ngoại ngữ 24h), giảng viên trực tuyến của nhiều trang web nổi tiếng, tiếng tăm của cô gái trẻ Vũ Thị Mai Phương đang “nổi như cồn” trong giới học đường.

Kiếm tiền từ "gõ đầu trẻ" khi mới lớp 7

Sinh ra và lớn lên ở Thái Nguyên, thấu hiểu nỗi vất vả của bố mẹ, Phương từ nhỏ không những tự giác học hành mà còn tự kiếm được những đồng tiền đầu tiên khi mới học lớp 7. Dù đi học, lại tất bật dạy thêm, nhưng Phương luôn có mặt trong các đội thi học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia. Sau khi xuất sắc giành hai giải quốc gia môn tiếng Anh lớp 11 và 12, Phương được tuyển thẳng vào trường ĐH Ngoại thương Hà Nội.

Học khoa kinh tế đối ngoại, chuyên ngành kinh doanh xuất nhập khẩu, được hòa mình trong môi trường năng động, Phương thấy tự tin hơn nhờ sự dẫn dắt của các anh chị khóa trước. Thời sinh viên, Phương đã tập kinh doanh từ bán băng đĩa, sách tham khảo để có thêm tiền hỗ trợ việc học. Phương cũng tham gia nhiều câu lạc bộ kinh doanh, marketing và từng bước tạo dựng các mối quan hệ. Nhờ những liên kết này, khi khởi nghiệp, Phương luôn tham khảo ý kiến mọi người để có những bước đi đúng đắn nhất. 

Sau khi ra trường, với số vốn 150 triệu đồng hoàn toàn vay từ ngân hàng, Phương quyết định tự đứng ra mở trung tâm đào tạo ngoại ngữ đầu tiên trên đường Tây Sơn. Tiếng lành đồn xa, số học viên đến học ngày một đông, Phương tiếp tục mở trung tâm thứ hai trên đường Huỳnh Thúc Kháng.

Đều đặn mỗi tháng tổ chức 10 lớp học với khoảng 200 học viên, Phương còn chú trọng đầu tư phát triển các khóa học trực tuyến thông qua hình thức liên kết với các trang web. Hocmai.vn là một trong số địa chỉ tổ chức luyện thi đại học khá mạnh với khoảng 5 năm kinh nghiệm, quy tụ nhiều giáo viên giỏi. Các khóa học của Phương ở đây được chia nhỏ thành 50-60 bài để học sinh dễ theo dõi, có thể xem đi xem lại với chi phí 420.000 đồng. 


Dù làm CEO, Mai Phương vẫn say mê dạy học. 

Phương tiết lộ, chỉ trong 2 ngày (mùng 1 và 2/8), tiền lương của Phương đã hiển thị con số 5 triệu đồng với 12 học sinh nhập học. 

Phương cho biết, có thể nói giáo viên giỏi hiện nay rất giàu có. Ngoài việc lên lớp hàng ngày, họ còn đi dạy thêm ở nhiều trung tâm, đặc biệt là nguồn thu nhập thụ động từ dạy học online. Quả thực, trong nền kinh tế internet hiện nay, đào tạo trực tuyến mới là mảnh đất mỡ màu dành cho những người giỏi thực sự.

Cái hay ở học trực tuyến là cả nước có thể tham gia cùng giáo viên. Ngoài hocmai.vn, Phương cũng cộng tác với moon.vn, cung cấp 100 đề luyện thi đại học, thi Toeic,... và có nguồn thu đáng kể từ hoạt động này. Ngoài ra, Phương cũng đăng tải một số chương trình dạy online trên Youtube và nhận được sự hưởng ứng lớn, có bài thu hút tới hơn 45.000 lượt xem.

Giỏi nghề để đứng vững

Ở nhiều lĩnh vực kinh doanh, người lãnh đạo có thể không giỏi chuyên môn nghiệp vụ nhưng nếu quản lý tốt, họ vẫn có thể gặt hái thành công nhất định. Song với kinh doanh giáo dục, Phương khẳng định không giỏi nghề rất khó thành công. 

Theo Phương, người quản lý phải hiểu chuyên môn, tiếp cận với các phương pháp học hiện đại và trang bị cho người học phương pháp phù hợp. “Không có chuyên môn, khi thuê người bạn không đánh giá hết khả năng của họ sẽ rất dễ thất bại”. Lợi thế chắc về chuyên môn, khi tiếp xúc với giáo viên, Phương dễ dàng nhận diện điểm mạnh, yếu của họ, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đảm bảo chất lượng trung tâm. Phương khẳng định, người quản lý không thể mong đợi vào may mắn mà phải biết người cộng tác với mình có thế mạnh gì để giảm thiểu rủi ro.

Phương cho biết: “Giáo viên ở trung tâm Phương cần đạt được một số bằng cấp, chứng chỉ nhất định, phù hợp với từng lớp. Khi phát hiện điểm mạnh của giáo viên, mình mới có thể định hướng họ nên dạy khóa học nào để phát huy hết khả năng mình có”.

Khi mở trung tâm, Phương luôn đưa ra một lộ trình học tập và phấn đấu đối với từng giáo viên và học sinh. Phương cho rằng, bản thân người dạy phải luôn tìm tòi nhiều phương pháp khác nhau để cung cấp cho người học vì đôi khi cách học của mình chưa chắc đã áp dụng được với người khác. Trong quá trình dạy học, Phương cũng yêu cầu giáo viên phải soạn giáo án vì trong khi soạn bài, người dạy sẽ luôn nảy ra nhiều phương pháp sáng tạo giúp họ năng động hơn. Ngoài ra, Phương cũng khuyến khích giáo viên soạn thảo sách tham khảo để tự nâng cao trình độ.

Tự tin sản xuất “hàng Việt Nam chất lượng cao”

Một trung tâm có chuyên môn tốt có thể tạo ra nhiều cách để hỗ trợ học viên, giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Chất lượng phải đặt lên hàng đầu mới có thể thu hút người học.

Chất lượng giáo dục là vấn đề khiến Phương trăn trở nhất. Hiện Phương đang đầu tư công sức vào các chương trình dạy học trực tuyến. Về cơ bản, việc sản xuất bài luyện thi đại học trung tâm của Phương đã có thể đáp ứng được. Điều khiến Phương tâm đắc và thích thú nhất là có thể tự sản xuất ra các sản phẩm giáo dục.



Phương tiết lộ đang tổ chức sản xuất một số chương trình học từ vựng thông qua giáo viên nước ngoài. Mọi công đoạn từ quay clip, edit sản phẩm, xin cấp phép và bán sản phẩm rộng rãi ra thị trường trung tâm đều tự làm. Phương vui vẻ nói: “Mình hoàn toàn có thể sản xuất những sản phẩm ‘hàng Việt Nam chất lượng cao’, đâu cần phụ thuộc vào nước ngoài. Thông thường, các chương trình ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh khi về Việt Nam đã tương đối lỗi thời”. 

Với nguồn thông tin dồi dào từ internet kết hợp tham quan các hội thảo về giáo dục và phương pháp tiếp cận tiên tiến, Phương khẳng định người Việt hoàn toàn có thể cho ra đời những sản phẩm giáo dục tốt nhất. Phương nhận thấy nhiều giáo viên Việt Nam viết sách rất hay, chỉ có điều một số cuốn sách không được phát hành rộng rãi, hoặc người học lúng túng khi lựa chọn giữa một rừng sách. 

Với một người hoàn toàn chưa biết tiếng Anh, Phương nhắn nhủ việc đầu tiên là tham gia vào một khóa bổ túc về ngữ pháp và từ vựng căn bản. Sau khi đã “cày vỡ”, người học có thể cày sâu thêm qua các khóa học nghe nói cơ bản, sau đó mới học nâng cao. Phương cũng khuyên người học nên đặt mục tiêu phải đạt được một chứng chỉ nào đó như Toeic hoặc Ielts, kết quả học sẽ tiến triển nhanh hơn. 

Không bao giờ dừng lại

Sau 2 năm hoạt động, Trung tâm Ngoại ngữ 24h của Phương đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nhiều người. Không những mang lại nguồn thu tương đối, công việc của cô gái trẻ, năng động này tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Hơn hết, Phương còn giành được tình cảm yêu mến từ các học viên.

Nhưng được hỏi về thành công của mình, Phương mới hài lòng khi xây dựng được các khóa học trực tuyến. Công việc này Phương coi như một sự đền đáp cho nỗ lực của mình. Sau khi bài giảng đầu tiên được đưa lên mạng tháng 10/2011, học sinh liên tục gửi thư trao đổi, đào sâu hơn, từ đó Phương càng có thêm động lực cố gắng, sáng tạo trong hoạt động giáo dục. “Điều quan trọng là không bao giờ được dừng lại”, Phương nói.

Tân Hoa
Theo TTVN

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Đường đến ngôi vua của Vinasun - Đặng Phước Thành

Chủ tịch Vinasun - Đặng Phước Thành
Cuộc chiếm ngôi Mai Linh của Vinasun một lần nữa khẳng định: một nghề cho chín hơn chín mười nghề.

Ngày 1.7.2012, 4 địa điểm đón khách tại các khách sạn Legend, Movenpick, Riverside và bệnh viện FV ở TP.HCM đã về tay Vinasun sau một thời gian thuộc quyền kiểm soát của Taxi Mai Linh. Với những vị trí mới này, Vinasun đã nâng số điểm đón khách lên gần 900, bao gồm các khách sạn, nhà hàng, nhà ga, sân bay, bệnh viện... Đây chính là con đường mà Vinasun tăng trưởng thị phần taxi tại TP.HCM liên tục trong những năm qua. Một chiến lược mang dấu ấn của ông Đặng Phước Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinasun. Không chỉ với chiến lược giành thị trường bằng việc chiếm những chỗ đậu xe có nhiều khách, theo ông Thành, việc tập trung hóa vào từng khu vực và chỉ phát triển lĩnh vực cốt lõi đã giúp Vinasun vươn lên chiếm thị phần cao nhất tại TP.HCM với hơn 45%.

Chiến lược đoạt ngôi


Taxi được ông Thành lựa chọn là lĩnh vực kinh doanh bền vững sau khi đã làm ăn phát đạt nhờ bất động sản. Vào những năm 2000 buôn bán bất động sản là lĩnh vực vô cùng nóng. Theo như lời của ông Thành là sáng mua căn nhà 300 lượng vàng, chiều có thể sang tay 600 lượng.
Vinasun ra đời vào năm 2003, thời điểm các hãng taxi như Vinataxi, Mai Linh nắm giữ phần lớn thị trường. Thị phần của từng hãng đã được xác lập, phân định rõ ràng và gần như họ khá yên tâm với chiến thắng của mình. Khả năng cạnh tranh của các hãng taxi mới ra đời như Vinasun là rất khó khăn.
27 chiếc xe Toyota mới đã được ông Thành nhập về trong năm 2003. Đây là dòng xe hiện đại nhất trong các loại xe taxi thời bấy giờ. Việc đầu tư vào dòng xe chất lượng cũng được ông Thành thực hiện xuyên suốt sau đó. Trước năm 2008 là dòng xe Zace, sau đó là Innova J và Innova G. Hiện Vinasun đã có khoảng 1.867 xe Innova G.
“Các đối thủ đã ngủ quên trên chiến thắng trong khi với chất lượng xe đồng nhất luôn được nâng cấp đã lôi kéo nhiều khách hàng của các đối thủ về với chúng tôi”, ông Thành cho biết.
Bên cạnh việc phát triển dòng xe chất lượng, là người đi sau, ông Thành đã có cách phát triển theo kiểu rất biết mình biết ta. Đó là phát triển tập trung. Ông chỉ tập trung khai thác tối đa những đô thị lớn phía Nam có nhu cầu sử dụng taxi cao.
Thực tế cho thấy, chiến lược này của ông đã thành công, nếu so sánh hiệu quả kinh doanh với đối thủ lớn nhất là Mai Linh. Mặc dù chỉ hoạt động tại 4 địa bàn ở phía Nam, chủ yếu là TP.HCM nhưng Vinasun vẫn tăng trưởng rất nhanh. Trong khi việc đầu tư dàn trải trên địa bàn rộng lớn đã khiến Mai Linh thua lỗ.
Hiện nay, TP.HCM có khoảng 13.000 xe taxi của 36 hãng. Tuy nhiên, theo ông Thành, với 4.300 xe Vinasun đã chiếm đến 45% thị trường (tính theo số km chạy được). 55% còn lại được xem là của Mai Linh và 34 hãng xe khác.

Hiệu quả từ việc tập trung hóa


Giống như nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong những năm bùng nổ của thị trường tài chính, ông Thành cũng tham gia các lĩnh vực bất động sản, nhà hàng, đầu tư tài chính. Tuy nhiên, một số góp ý về chiến lược của các tổ chức nước ngoài đã giúp ông kịp rút lui trước khi quá muộn. “Bỏ hết các lĩnh vực râu ria như nhà hàng, bất động sản và tập trung vào lĩnh vực taxi”. Đó là lời khuyên đúng đắn nhất của Temaseck Holding dành cho Vinasun”, ông Thành thừa nhận.
Tuy nhiên, với nhiều chiến lược khác, ông Thành cho thấy ông là một thuyền trưởng rất vững vàng của Vinasun. Việc tài trợ vốn là một ví dụ.
Từ trước đến nay, vốn để đầu tư xe của Vinasun chủ yếu là từ vốn chủ sở hữu thông qua việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, kết hợp với huy động một lượng nợ vay cân đối. Cách làm này cho thấy một tầm nhìn xa cũng như việc tiên liệu được thị trường của ông Thành. “Vay là làm không công cho ngân hàng”. Đó là câu trả lời của ông khi được hỏi về việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Hay như Vinasun đã đầu tư thêm 1.052 xe Toyota khi kinh tế khủng hoảng vào năm 2008. “Chúng tôi nhìn thấy cơ hội vươn lên chiếm lĩnh thị trường do các đối thủ đang co cụm”, ông Thành nói.

M&A và bài toán sở hữu


Cuộc đấu tranh để xưng vương trong lĩnh vực taxi tại thị trường miền Nam được xem như đã ngã ngũ với phần thắng thuộc về Vinasun. Thế nhưng, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sẽ là bài toán được đặt ra với Hãng cho những giai đoạn kế tiếp. Hiện nay, lượng taxi tại TP.HCM của Vinasun đã vượt số lượng cho phép đến năm 2020. Do đó, Vinasun khó có thể tăng lượng xe tại khu vực này.
Tuy nhiên, Hãng vẫn còn nhiều cơ hội, nhất là khi việc thu phí lưu hành xe (20 triệu đồng/chiếc/năm) được ban hành. Theo dự báo của Vinasun, đối với phần còn lại của thị trường taxi, đặc biệt là các hãng taxi nhỏ, hãng xe sử dụng thương quyền sẽ gặp khó khăn. Và khi đó Vinasun sẽ có cơ hội thâu tóm. “2012 Vinasun xác định là năm trụ cho năm 2013 phát triển vững vàng. Cuối năm 2013 Vinasun sẽ thâu tóm một số doanh nghiệp taxi tại TP.HCM để tiếp tục tăng trưởng”, ông Thành cho biết.
Trong 36 hãng taxi tại miền Nam, Airport Taxi là đối tượng hấp dẫn nhất mà Vinasun đang muốn thâu tóm. Hãng này có khoảng 600 xe và đang nắm giữ một địa điểm tốt là sân bay Tân Sơn Nhất. Theo ông Thành, năm 2010, Airport Taxi đã đề nghị bán cổ phần cho Vinasun. Tuy nhiên, vì Airport Taxi là hãng xe của Nhà nước, thủ tục quá phức tạp nên Vinasun đã chuyển sang một chiến lược khác là đầu tư thêm 1.200 chiếc taxi.
Năm 2010, để tiến ra thị trường Đà Nẵng, Vinasun đã mua lại 180 thương quyền taxi của hãng Green sau đó đổi tên thành Vinasun Green. Và theo ông Thành, cách thâu tóm này đối với Airport Taxi hay các hãng khác trong tương lai cũng là chỉ mua lại thương quyền, sau đó đầu tư xe mới để đồng bộ chất lượng xe.
Các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam là thông tin rất ít được doanh nghiệp chia sẻ. Vì sao Vinasun lại công bố chiến lược của mình?
Tăng trưởng của Vinasun dựa vào 3 yếu tố: tăng xe, mở rộng địa bàn, tăng doanh thu bình quân ngày. Hiện 2 trong 3 yếu tố này đã gần như đạt đỉnh. Trong khi đó, kinh doanh taxi tại Việt Nam lại có lợi nhuận không cao, thậm chí theo cách gọi của ông Thành là “mỏng như lá lúa”. Do vậy để phát triển, M&A là con đường nhanh nhất.
Thâu tóm những thương hiệu taxi khác lúc này là trong tầm tay của Vinasun, nhưng lại là thời điểm chưa thuận lợi cho ông Thành. Theo ông, hiện giá trị một cổ phiếu của Vinasun là 25.000 đồng, nhưng các đối tác chiến lược sẵn sàng mua 35.000 đồng nếu Vinasun phát hành thêm cổ phiếu. Do vậy, chỉ cần phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu là Vinasun sẽ có đủ tiền để đi thâu tóm.
Nhưng vấn đề đặt ra là gia đình ông có thể sẽ không còn kiểm soát được Công ty nữa. “Mình đi thâu tóm người ta, nhưng nước ngoài lại thâu tóm mình thì cũng như không. Tôi thà chọn thị phần to trong chiếc bánh nhỏ”, ông Thành nói.
Hiện gia đình ông Thành nắm giữ khoảng 40% cổ phần của Vinasun và vẫn đang tìm cách nâng tỉ lệ sở hữu. Có lẽ việc mua thêm gần 1 triệu cổ phiếu của ông Thành trong tháng 5 vừa qua là nằm trong kế hoạch này.
Bên cạnh việc tăng trưởng thị phần tại TP.HCM bằng M&A, theo ông Thành, Vinasun còn có thể tăng trưởng bằng cách phát triển thêm ở những thị trường khác. Tuy nhiên, chọn thị trường nào mới là vấn đề, nếu không muốn phải rơi vào cảnh bị phân tán. “Hiện nay, Vinasun đã phát triển mạnh ở thị trường Cần Thơ. Trong tương lai sẽ mở rộng sang các tỉnh lân cận và có thể sẽ tiến ra Bắc”, ông Thành tiết lộ.

CEO Thái Hương: “Nhận ngạo mạn, xin kiêu hãnh”

Bà Thái Hương: “Tôi muốn chia sẻ một vấn đề cần nói là tôi muốn thân ái với tất cả với các hãng đang cùng kinh doanh. Ta là người Việt hãy nắm tay nhau làm sao để cho người dân đất Việt, trẻ em mình có ly sữa sạch như TH True Milk đang làm” và “đừng nói xấu nhau nữa”.

“Nếu ai nghĩ tôi ngạo mạn thì tôi xin nhận hai chữ này, nhưng nên dùng hai chữ kiêu hãnh trong định vị TH True Milk”, nhà tư vấn dự án sữa TH True Milk nói.

Bà Thái Hương, Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á, nhà tư vấn tài chính cho dự án nhà máy sữa TH True Milk, vừa có những phát biểu tại diễn đàn về “ứng dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp nông thôn thông qua đối tác công tư”, được tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua.

Dẫn dắt lý giải cho câu nói đang trở nên “nổi tiếng” trong thời gian qua, bà Hương nhớ lại ngày TH True Milk ra sản phẩm đầu tiên, nguyên Phó tổng giám đốc Vinamilk Trần Bảo Minh có sang và phân tích trên thị trường có hai đối thủ. Và bà Hương trả lời: “Tôi nói tôi không có đối thủ”. 

Lý do là bởi bà Hương cho rằng đã chọn rất rõ cho mình một con đường đi riêng. Ngành sữa Việt Nam khi đó phải nhập sữa về để pha chế thành sữa hoàn nguyên tới 92%, thời điểm này là 72%. Còn TH True Milk đi trên một con đường riêng lẻ, nôm na là “tìm cho mình một đại dương xanh trong lòng biển đỏ. Đó là nuôi cỏ, mua bò về, mua quy trình về để bảo vệ tính vẹn toàn của thiên nhiên để cung cấp sữa sạch”.

“Tôi tự tạo không cạnh tranh với ai bởi vì đi sau cố gắng tạo cho mình một con đường riêng đỡ phải bị va vấp. Do đó, tôi tạo ra một lớp khách hàng hoàn toàn mới. Dư địa của thị phần này còn rất lớn”.

Bà Hương chia sẻ thêm, khi bà nói sự thật không có đối thủ thì nếu ai đó nghĩ bà ngạo mạn thì bà xin nhận hai chữ này. Thế nhưng, theo bà Hương, hãy dùng hai chữ “kiêu hãnh” trong định vị sản phẩm TH True Milk, vì ba yếu tố.

“Thứ nhất là chân chính, vì có chân chính mới đi làm nông nghiệp. Thứ hai là nghiêm túc thì mới đi mua công nghệ. Thứ ba là kiêu hãnh vì sản xuất trên đồng lúa của mình, dùng trí tuệ của thế giới để đưa về”, Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á nói. “Thế nên không có gì gọi là gây sốc, cũng chẳng có một cái gì là đánh bóng”.

Chính vì thế, nữ doanh nhân này gửi thông điệp “tôi muốn chia sẻ một vấn đề cần nói là tôi muốn thân ái với tất cả với các hãng đang cùng kinh doanh. Ta là người Việt hãy nắm tay nhau làm sao để cho người dân đất Việt, trẻ em mình có ly sữa sạch như TH True Milk đang làm”, và “đừng nói xấu nhau nữa”.

“Sữa của người khác sạch, hay bẩn thì tôi không biết. Nhưng tôi biết đang còn nhập khẩu sữa bột rất nhiều. Sữa bột thì cũng từ sữa nước song nó hai lần đã dùng đến nhiệt. Một là cô đặc, hai là hoàn nguyên. Một điều khẳng định mà các nhà khoa học đưa ra là vi lượng cơ bản bay đi một ít, sau đó ta phải bổ sung cho đủ. Và cái cơ bản nữa là mình bỏ ngoại tệ ra để nhập khẩu về trong khi đất nước còn khó khăn”, bà Hương nói.

Tại diễn đàn này, nhà tư vấn cho TH True Milk cũng đề xuất giải pháp để bảo vệ thông tin, tránh sự mâu thuẫn giữa các đơn vị trong cùng ngành hàng sản xuất với nhau. 

Đại diện đơn vị này kiến nghị Bộ Y tế và Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp bán sữa ghi ngay trên bao bì nguyên liệu đầu vào để người dân có quyền lựa chọn. Vì chế biến về sữa cơ bản là giống nhau, song nguyên liệu đầu vào rất khác nhau. “Đây là cách bảo vệ các nhà sản xuất chân chính”, bà Hương nói.

Khi phát biểu trước diễn đàn, bà Hương bộc bạch rằng ít khi đứng nói trước công chúng, bởi thứ nhất là người Nghệ An có lẽ nói khó nghe, thứ hai là nói rất thật.

“Nhưng trong điều kiện đất nước tái cấu trúc mạnh mẽ, biết đâu việc nói thật của mình góp cho các anh ở tầm vĩ mô một phần nào thì đó cũng có thể là gọi là công đức đối với đất nước, đối với công dân của mình. Với một suy nghĩ như vậy, tôi đứng ra diễn đàn”, bà Hương bộc bạch.

Người đứng đầu Bắc Á Bank cũng thông tin là đã lập kế hoạch cho Tập đoàn TH đến năm 2017 sẽ phải nắm được 50% thị phần lượng sữa nước. Thời điểm hiện tại, theo bà Hương, với doanh thu 2.500 tỷ đồng sau một năm rưỡi ra đời, TH Milk đã chiếm được khoảng 33% thị phần thị trường sữa tươi.

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Ông Nguyễn Đức Vinh chính thức làm CEO VPBank

picture

Cuối chiều 4/7, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) có thông báo chính thức bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Vinh làm Tổng giám đốc.

Về việc bổ nhiệm này, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VPBank cho biết: “Chúng tôi tin tưởng và hy vọng rằng, ông Nguyễn Đức Vinh sẽ vững vàng chèo lái, dẫn dắt VPBank tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đạt được mục tiêu tham vọng của chiến lược phát triển VPBank đến năm 2015”.

VPBank đặt tham vọng sẽ trở thành một trong 5 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2015.

Ông Nguyễn Đức Vinh là người có nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí điều hành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông nguyên là Tổng giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Trước đó, ông là Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Với công chúng, ông Nguyễn Đức Vinh được biết đến là một doanh nhân có tiếng, gắn với thành công của Techcombank trong hơn chục năm qua.

Như vậy, sau sáu tháng kể từ khi chuyển giao nhiệm vụ điều hành cao nhất tại Techcombank, ông Vinh đã trở lại với thử thách mới là VPBank.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Ông Lương Hoài Nam làm Giám đốc điều hành Air Mekong


Thông tin về ngày đầu nhậm chức Giám đốc điều hành hãng hàng không tư nhân Air Mekong được ông Nam đưa lên trang cá nhân của mình sáng nay.
> xem thêm Air Mekong

"Mọi người bảo hôm nay là ngày quốc khánh Mỹ. Mình bảo hôm nay là ngày đầu tiên mình làm Giám đốc điều hành Air Mekong. Rất mong nhận được sự ủng hộ trong, ngoài, đặc biệt là của khách hàng để Air Mekong phát triển tốt", ông Lương Hoài Nam tự bạch trên trang cá nhân Facebook.
Lời chia sẻ trên của nguyên Tổng Giám đốc hãng hàng không Jetstar Pacific đã nhận được hàng chục lời chúc mừng từ bạn bè, người thân.
Ông Lương Hoài Nam, nguyên Tổng Giám đốc Jetstar Pacific vừa trở thành Giám đốc điều hành mới của Air Mekong. Ảnh: QN
Ông Lương Hoài Nam, nguyên Tổng Giám đốc Jetstar Pacific vừa trở thành Giám đốc điều hành mới của Air Mekong. Ảnh: QN
Nguồn tin từ Air Mekong cũng xác nhận thông tin này và cho biết Giám đốc điều hành (Managing Director) là chức danh mới bổ nhiệm tại hãng. Air Mekong cũng cho hay vừa gửi báo cáo lên Cục Hàng không về thay đổi nhân sự nói trên.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Lương Hoài Nam nói, tạm thời ông chưa muốn phát biểu nhiều về công việc mới.
Hiện ông Đoàn Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Air Mekong vẫn tiếp tục kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc.
Trước đó, ông Lương Hoài Nam từng có 11 năm làm Trưởng ban Kế hoạch - Thị trường tại hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), trước khi chuyển về làm Tổng Giám đốc Jetsar Pacific vào năm 2004. Đến năm 2010, ông gặp rắc rối khi báo cáo kiểm toán cho thấy trong 2 năm 2008-2009 Jetstar Pacific đã lỗ 31,2 triệu USD khi thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro giá xăng dầu (hedging). Thời điểm hợp đồng được ký kết, kinh tế thế giới rơi vào vòng xoáy khủng hoảng tài chính và suy thoái, giá dầu có lúc lên đến gần 150 USD một thùng, và nhiều chuyên gia, tổ chức uy tín dự đoán giá còn lên 200 USD. Tuy nhiên, giá sau đó đã rớt mạnh xuống dưới 50 USD. Ông Nam từng lý giải khoản lỗ này là do rủi ro khách quan trong bối cảnh kinh tế thế giới có quá nhiều biến động không lường hết được.
Đến cuối năm 2010, cơ quan điều tra quyết định đình chỉ vụ án, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Nam, khi kết luận thanh tra cho thấy thua lỗ này có trách nhiệm của hai phó tổng giám đốc người Australia.
Ông Lương Hoài Nam, sinh năm 1963, nguyên quán tại Diễn Châu, Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Hàng không Dân dụng tại Latvia, ông tiếp tục sang Nga lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế.
Thị trường hàng không Việt Nam hiện có 4 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Air Mekong và Vietjet Air. Trong đó, Air Mekong được xếp vào dạng hàng hãng không "trẻ", mới bắt đầu cất cánh vào ngày 10/10/2010.
Thanh Bình

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

CEO trẻ nhất ngành ngân hàng


Mới bước qua tuổi 34, Phạm Duy Hiếu đã được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc của Ngân hàng cổ phần Việt Á (VietABank) và trở thành CEO trẻ nhất ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Ngồi vào chiếc ghế 'nóng' Tổng giám đốc VietA Bank trong bối cảnh thị trường tài chính đầy biến động, và trở thành CEO trẻ nhất ngành ngân hàng, với ông đây là lợi thế hay áp lực?
- Tôi nghĩ rằng, trường hợp của mình không phải quá đặc biệt. Bởi hiện nay, sắp có một trào lưu các ngân hàng tuyển dụng và bổ nhiệm CEO ở thế hệ 7X vì nhiều lý do. Thứ nhất, những người này có được điều kiện, cơ hội đào tạo, rèn luyện và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới nhất về quản lý ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế. Thứ hai, họ cũng là người đã bắt đầu chín chắn về tuổi tác và trải nghiệm quản lý, lại đang trong giai đoạn sung sức và quyết liệt nhất trong vấn đề đổi mới, phù hợp với xu thế thời đại.
Khi nhận nhiệm vụ CEO VietABank, tôi nghĩ rằng để sức trẻ của mình trở thành lợi thế phải có sự phối hợp, gắn kết với yếu tố kinh nghiệm từ Hội đồng quản trị và đội ngũ đồng nghiệp lâu năm của nhà băng thì mới đem lại hiệu quả thực sự cho ngân hàng.
Tổng giám đốc VietABank Phạm Duy Hiếu
Các nhà nghiên cứu tâm lý và xã hội học cho rằng, con người ta có thể đạt được kết quả khá trong công việc nếu quyết tâm và có tài hoặc năng khiếu. Song để trở thành một CEO ngân hàng giỏi, theo ông cần đến những yếu tố then chốt gì?
- Tôi cho rằng, yêu cầu quan trọng nhất của một tổng giám đốc ngân hàng là đạo đức nghề nghiệp. Bởi một quyết định sai lầm của người "đứng đầu" có thể làm ảnh hưởng đến nhiều người, dẫn đến hậu quả lâu dài cho tổ chức, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành tài chính - ngân hàng.
Thực tế, trong thời gian qua có ngân hàng thương mại gặp khó khăn là do chính những quyết định không chuẩn mực của tổng giám đốc. Do đó, đạo đức nghề nghiệp của một CEO ngân hàng hết sức cần thiết, phải biết đặt lợi ích của tổ chức, cổ đông và khách hàng lên trên lợi ích của cá nhân mình.
Bên cạnh đó, để trở thành một người lãnh đạo thành công, cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, phải rất kỷ luật trong vấn đề kinh doanh; và tất nhiên không thể thiếu yếu tố thuộc về khả năng, đó là sự sáng tạo. Điều hành một tổ chức mà không tạo ra một yếu tố mới, không có sự sáng tạo nào thì khó có thể làm cho tổ chức của mình phát triển nổi trội được.
- Theo ông, kinh doanh ngân hàng thời điểm hiện nay có thuận lợi và khó khăn như thế nào?
- Sau những biến động bất lợi của nền kinh tế, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có những định hướng quyết liệt nhằm lành mạnh hóa hệ thống các tổ chức tín dụng. Các nhà băng cũng đã thẳng thắn nhìn nhận về vấn đề nợ xấu, thanh khoản, sở hữu… Và trong cuộc tái thiết hệ thống ngân hàng hiện nay, nhà băng nào thích ứng, thay đổi từ tư duy quản trị điều hành, thay đổi về sản phẩm hướng tới khách hàng, thay đổi để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa thì mới tồn tại được.
Với VietABank, tôi cho rằng khó khăn cũng chính là cơ hội, giống như thuật ngữ “lửa thử vàng” hay "vàng thật không sợ lửa". Bởi hiện nay, với dàn lãnh đạo trẻ đầy nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm cùng sự đồng lòng từ hội đồng quản trị, tập thể cán bộ nhân viên, thì khó khăn chung của ngành lại là cơ hội để chúng tôi tăng tốc, bứt phá.
- Khi phải đối mặt với rủi ro tín dụng, siết tăng trưởng, nợ xấu cao, huy động sụt giảm... ông sẽ thực hiện những biện pháp gì giúp nhà băng vượt khó khăn và tạo ra sự bứt phá?
- Thế mạnh truyền thống của VietAbank từ nhiều năm nay là kinh doanh vàng. Hiện nay, chúng tôi cũng đang nằm trong Top các ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ liên quan đến vàng. Nghị định 24 của Chính phủ sắp xếp lại hoạt động của ngành này theo hướng bài bản sẽ giúp cho VietABank càng phát huy thế mạnh ấy tốt hơn.
Bên cạnh đó, hội đồng quản trị cũng như Ban điều hành đã chủ trương tiếp tục đầu tư nguồn lực để phát triển thế mạnh truyền thống này với mục tiêu giữ vững vị thế và vươn lên thành ngân hàng số một về vàng tại thị trường Việt Nam.
Và kế hoạch phát triển sắp tới của VietABank sẽ như thế nào, thưa ông?
- Thực tế ngành tài chính - ngân hàng của thế giới và Việt Nam gần đây cho thấy, quy mô lớn hay nhỏ, không phải là yếu tố quyết định một ngân hàng lành mạnh hay không, đặc biệt vào thời điểm này. Bởi ngân hàng quy mô lớn mà quản trị yếu, không để ý đến khách hàng thì cũng có thể sụp đổ và gây hiệu quả nghiêm trọng.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến 2 yếu tố: an toàn và hiệu quả. VietABank sẽ xây dựng giá trị cốt lõi dựa trên sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, với lợi thế và mục tiêu phát triển như trên, năm nay, chúng tôi sẽ cẩn trọng trong việc phát triển tín dụng; thay vào đó là tập trung xử lý nợ và hỗ trợ các khách hàng nhằm giúp họ có cơ hội phục hồi.
Bên cạnh đó, chúng tôi bắt đầu có những bước đi thận trọng trong công tác đầu tư, sẽ cải thiện lĩnh vực này theo hướng hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp có quan hệ sở hữu cổ phần, cùng hợp tác gia tăng giá trị, đem lại lợi nhuận cho cả hai bên. Năm nay, thông điệp của VietABank là 3 chữ T: Tận tâm trong mọi hành động; Tiết kiệm hôm nay; Tăng trưởng ngày mai.
Ông Phạm Duy Hiếu - Tổng giám đốc VietAbank có hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành Tài chính – Ngân hàng. Ông từng đảm nhiệm các vị trí điều hành, cố vấn cấp cao tại các ngân hàng ABBank, VietAbank và Vietcombank. Ngoài ra, vị CEO trẻ này từng đầu quân cho các công ty chứng khoán Vincom, VnDirect; các công ty đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư Sabeco Fund Management, IPA Investment. Đầu năm 2012, ông chính thức đảm trách vị trí Tổng giám đốc điều hành của VietAbank.
Mai Thương

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

'Đại gia áo thun' không bằng đại học

Nguyen Van Loc - Aothun.vn
Không có trong tay một tấm bằng đại học nào nhưng bằng khả năng nhạy bén và sự táo bạo của mình, Nguyễn Văn Lộc đã trở thành một trong những “ông chủ 8x” tại Việt Nam.

Khởi nghiệp Tốt nghiệp THPT, Lộc không chọn cho mình một trường ĐH nào như bao bạn trẻ khác. Anh bắt đầu con đường lập nghiệp của mình từ năm 19 tuổi. Hành trang của Lộc chỉ là những khóa học ngắn hạn về chuyên viên kinh tế hay công nghệ thông tin. Năm năm của bước đầu khởi nghiệp, Lộc đã trải qua nhiều công việc khác nhau như thiết kế website, marketing, chăm sóc khách hàng, nhân viên kinh doanh… Chính nhờ những công việc này, Lộc đã tích lũy cho mình được những kinh nghiệm quý giá và quyết định chuyển hướng vào năm 2008.

Vay người thân 150 triệu, Lộc bắt đầu với ý tưởng táo bạo của mình. Lúc này anh chỉ mới 24 tuổi. Công ty của Lộc hướng đến hình thức kinh doanh áo thun “customize” (làm sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng). Hình thức này đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới tuy nhiên ở Việt Nam nó còn khá mới mẻ và chưa được nhiều người biết đến. Lộc chia sẻ môt kỉ niệm vui, khi nhóm của anh lần đầu tiên mặc chiếc áo với câu Slogan “Tôi yêu Bác Hồ” in bằng công nghệ kĩ thuật số ra công viên 30/4 chơi, nhiều người rất thích thú với nó, trong đó có cả người nước ngoài, và cả công viên hầu như náo động vì những chiếc áo này.

 Từ đó anh quyết định nhập máy móc từ nước ngoài và đề ra chiến lược kinh doanh cụ thể nhằm khai thác nhu cầu tự thể hiện phong cách, cá tính của khách hàng thông qua chiếc áo thun. Ban đầu, công ty chi có 3 người với vẻn vẹn diện tích 10m². Trải nhiều khó khăn với nhiều lần chuyển địa điểm, từ diện tích 10m² và 3 người đã trở thành hơn 1000m² với xưởng cắt, may, in, văn phòng và con số nhân công đã lên đến 80 người. Sau một thời gian phát triển tốt, Lộc quyết định nhập khẩu máy móc và công nghệ in ấn từ châu Âu.

Từ đó công việc kinh doanh càng đi vào ổn định vì chất lượng hàng hóa được đảm bảo, xây dựng được thương hiệu uy tín đối với nhiều khách hàng và đơn đặt hàng cứ thế tăng lên. Kinh doanh vì hạnh phúc Khi được hỏi về triết lí kinh doanh và bí quyết thành công của mình, Lộc bảo rằng không hề có bí quyết hay một triết lí cụ thể nào cả. Nhưng đối với anh, cái quan trọng nhất đó chính là sự chân thành. Nếu như mình chân thành với khách hàng, với đối tác, với nhân viên thì mình cũng sẽ nhận được sự chân thành từ họ. Một người thầy đã dạy anh rằng: “Kinh doanh là kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội”. Câu nói này anh luôn tâm đắc và lấy đó để làm mục tiêu trong công việc của mình. Lộc chia sẻ thương hiệu của anh khá đặc biệt vì nó không hướng đến giá trị lợi nhuận mà đề cao, tôn trọng giá trị nhân bản của mỗi cá nhân.

Chính vì vậy mà công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp rất được chú trọng. Những gì mà “ông chủ” này làm được cũng xuất phát từ quan niệm “Thành công chẳng là gì nếu bạn đơn thương độc mã bước trên vạch đích”. Mục đích kinh doanh của áo thun chỉ gói gọn trong hai từ “hạnh phúc”. Quan điểm trong kinh doanh của anh cũng rất khác với nhiều người. Anh cho rằng “Thà ăn một miếng bánh nhỏ trong cái bánh lớn còn hơn ăn một miếng bánh lớn trong cái bánh nhỏ”. Chính vì vậy mà anh đã chủ động kêu gọi đầu tư, chia sẻ cổ phần để giúp công ty của mình ngày càng lớn mạnh hơn. Từ một công ty chỉ có giá trị vài trăm triệu bây giờ đã lên đến hàng chục tỷ đồng. Chia sẻ... Lộc chia sẻ rằng kinh doanh được hay không còn phụ thuộc vào quan điểm ý thức cá nhân, cách nhìn nhận đánh giá của mỗi người. Một người muốn kinh doanh thì trước tiên phải xem xét đến ba yếu tố đó là cơ hội, nguồn lực và năng lực con người.

Nhận thức được thời điểm thuận lợi, nguồn lực đủ mạnh, năng lực của bản thân đủ để lãnh đạo và kế hoạch kinh doanh cụ thể thì chúng ta có thể bắt đầu. Sự va vấp ban đầu là điều không tránh khỏi, tuy nhiên có được những trải nghiệm càng sớm thì sẽ rất có ích cho sự phát triển sau này. Theo anh thì hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư mạo hiểm, sẵn sàng đổ tiền vào cho những ý tưởng kinh doanh độc đáo và khả thi của các bạn trẻ. Đây là cơ hội cho các bạn muốn kinh doanh nhưng không có vốn. Tuy nhiên anh cũng cho rằng một mô hình kinh doanh tốt thật sự khi tự nó kiếm ra tiền chứ không chờ đợi các nhà đầu tư. Một người kinh doanh trẻ cũng có rất nhiều thuận lợi - đó là động lực làm việc, “độ máu”, “độ chiến” rất cao.

Bên cạnh đó, người trẻ thì có cơ hội thử sai, nắm bắt, tiếp cận được với xu hướng và công nghệ nhanh chóng. Bằng hình thức cộng đồng trẻ giúp nhau, hiện nay công ty anh luôn sẵn sàng chào đón những bạn trẻ có ý tưởng mới và sẽ đưa ra cơ hội đầu tư nếu ý tưởng đó khả thi. Không chỉ đợi các bạn đến công ty xin ý kiến, Lộc còn tự mình tìm những ý tưởng hay rồi đến tận nơi tư vấn, giúp họ biến đam mê thành hiện thực. “Kinh doanh là kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội”- đó chính là bí quyết của sự thành công của Nguyễn Văn Lộc.


Ceovn.com