Với khát vọng 15 năm sau Việt Nam có thể xuất khẩu giám đốc ra nước ngoài, anh xách va-li ra đi để rồi tìm cách mang kiến thức thế giới về Việt Nam và dựng lên PACE - một trường đào tạo giám đốc.
Từ năm 2001, tên tuổi Giản Tư Trung và Tòa nhà PACE ở số 341 Đường Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM đã gắn liền nhau, nổi lên như một hiện tượng trong giới doanh nhân không riêng gì ở Sài Gòn mà hầu như khắp cả nước.
Sau hơn bốn năm thành lập, đã có hàng chục ngàn doanh nhân trong và ngoài nước tìm đến với PACE để cập nhật kiến thức về quản trị và kinh doanh thông qua việc tham gia rất nhiều chương trình, chuyên đề đào tạo mà người sáng lập ra nó đã tự hào rằng: "Nhiều chương trình đào tạo chỉ ở PACE mới có".
Phi bằng cấp - Giá trị thực
Tòa nhà PACE khang trang. Lớp học hôm ấy dành cho giám đốc, phòng học trang trọng với 6 nhóm vừa đủ cho 42 học viên. Tôi được xếp ngồi hàng ghế sau cùng để thuận tiện cho việc tác nghiệp. Chuyên đề đầu tiên của chương trình đào tạo “Giám đốc Điều hành Chuyên nghiệp” (Pro CEO) kéo dài 6 tháng là “Phác hoạ chân dung của một Pro CEO” do chính anh Giản Tư Trung - Người sáng lập PACE - đứng lớp.
"Anh chị muốn phác thảo như thế nào cũng được, có thể bằng ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói, hoặc vẽ ra, thậm chí lên đây múa cũng không sao" - Vừa nói, anh Trung vừa phát cho mỗi nhóm một tấm plastic. Mọi người tỏ ra rất hào hứng với việc phác thảo chân dung của một con người chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý điều hành.
Hết thời gian thảo luận nhóm, “thần tượng quản lý” (Pro CEO) của từng nhóm lần lượt được anh Trung cho hiện dần trên màn hình máy chiếu. Có nhóm không chỉ viết mà còn vẽ minh hoạ hình một người với nhiều chú thích: mắt tinh tượng trưng cho tầm nhìn xa, mũi thính tượng trưng cho sự nhạy bén, trán cao tượng trưng cho sự uyên bác, cổ cao tượng trưng cho sự linh hoạt mềm dẻo, tai thính tượng trưng cho người biết lắng nghe,…Ngoài ra, có những nhóm đưa ra những tiêu chuẩn bổ sung như: “Giám đốc điều hành trước hết phải là một… con người”, “Giám đốc phải biết… liều”, “Giám đốc điều hành là phải… lăn xả”…
Muốn biết được VN sẽ có những doanh nghiệp chinh phục được thế giới hay không thì phải xem là có những doanh nhân có khả năng chinh phục thế giới hay không. Bởi doanh nghiệp được dẫn dắt bởi doanh nhân, và đó phải là doanh nhân có tầm nhìn toàn cầu và một khát vọng mãnh liệt vươn ra thế giới.
Với PACE, để trên danh thiếp của mình mang hai chữ: "Giám đốc" thì dễ (chỉ cần một quyết định bổ nhiệm là đủ) nhưng việc trở thành giám đốc điều hành chuyên nghiệp thì câu chuyện...phức tạp hơn nhiều. Trước hết phải là người có tố chất bẩm sinh của một nhà quản lý (bởi vì quản trị là một nghệ thuật). Sau đó, cần phải trang bị những kiến thức quản trị cần thiết (vì quản trị là một khoa học, mà đã là khoa học thì phải học mới biết, và học tại trường lớp hay tự học). Ngoài ra, còn phải có những trải nghiệm trong cuộc sống và trong quản lý.
Theo anh Trung, các học viên đến với PACE không phải chỉ là đi học mà còn là đi chơi (chơi trò chơi quản trị kinh doanh). Vì thế nên trong lớp học cần phải thoải mái.
"Cuộc chơi" hôm ấy của anh cùng những học trò mà tôi được chứng kiến kéo dài từ 18 giờ đến 22 giờ 30 phút, thế mà 42 người cùng chơi với anh lại rất thoải mái.
Gặp lại “ông bầu” sau đó, tôi thắc mắc vì sao anh cho “học trò” anh chơi khuya như thế, anh cười hào hứng: “Có buổi gần 12 giờ đêm mà vẫn chưa về, thế nhưng anh em vẫn cứ thích thú, lớp học vẫn đầy hào hứng từ phút đầu cho đến phút chót. Chơi cũng là làm, mà đã là làm thì "hết việc chứ không hết giờ" nên có hôm đến gần nửa đêm mới tan lớp là chuyện bình thường”.
Qua lời giới thiệu của các học viên trong lớp, tôi nghe có đủ cả giọng Bắc - Trung - Nam. Có người đã tham gia hai, ba khoá từ trước. Nhiều lớp có cả người nước ngoài tham dự. Có người từ Hà Nội, Hải Phòng… vào. Anh Trung cho biết: “Hiện nay, có một số chương trình ở PACE luôn luôn trong tình trạng không đủ chỗ ngồi...”.
Được biết, trong mỗi khóa học của chương trình đào tạo Giám đốc điều hành tại PACE, luôn luôn có ít nhất 5 tổng giám đốc của các tập đoàn hàng đầu thế giới tham gia đứng lớp để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quản trị với học viên. Đó cũng là một điều mà dường như bất di bất dịch ở PACE, cũng giống như văn hoá của PACE là “Tôn vinh giá trị thực học”. Số người đến với PACE đang tăng lên ngày càng nhiều.
Bất kỳ ai đó mở cuốn sổ góp ý của PACE cũng đều đọc được những dòng chữ ưu ái mà học viên ghi lại. Sau khi tham dự một khóa học ngắn hạn về kiểm soát nội bộ tại PACE, Giám đốc Công ty Viễn Cảnh đã viết: "Giá trị của khóa học này không phải 5 triệu đồng mà phải là… 50 triệu đồng". Cũng sau một vài khóa học khác tại PACE, Chủ tịch HĐQT của Dệt Thái Tuấn viết: "Các khóa học tại PACE đã giúp tôi thay đổi rất nhiều về tư duy và phương pháp quản trị theo hướng tiếp cận với thế giới". Hay anh Tuấn đến từ Hà Nội đã chấp nhận gián đoạn công việc kinh doanh trong 6 tháng, viết: “Để nói về PACE lúc này thì tôi chỉ nói “Chọn PACE là đúng".
"Nhập khẩu" kiến thức
Kể từ ngày thành lập, PACE đã tự đặt lên vai mình sứ mệnh "Góp phần đưa kiến thức của thế giới vào Việt Nam để phát triển con người cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam".
Vậy đưa kiến thức của thế giới vào Việt Nam bằng cách nào? Bằng cách "nhập khẩu" các chương trình đào tạo nổi tiếng của thế giới, rồi tiến hành "Việt Nam hóa" các chương trình đào tạo danh tiếng này. Và đây cũng là cách để PACE góp phần vào sự nghiệp "Quốc tế hóa" trình độ nguồn nhân lực cao cấp cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, PACE đang liên kết với các tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới để nhập khẩu các chương trình đào tạo của họ.
Khoảng 10 đến 15 năm trước đây, ít ai nói cho lớp trẻ biết nếu làm một giám đốc đẳng cấp quốc tế thì sẽ phải có tố chất gì, phải học cái gì và học như thế nào".
Hiện chúng ta thiếu giám đốc chuyên nghiệp trầm trọng (từ giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc tiếp thị, giám đốc nhân sự, cho đến giám đốc sản xuất…), và trước mắt Việt Nam ta phải nhập khẩu giám đốc từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có thể 10 đến 15 năm sau, chúng ta không chỉ đủ giám đốc cho nhu cầu trong nước, mà còn có thể xuất khẩu giám đốc ra thế giới.
Thực ra, vấn đề không nằm ở chỗ "nhập khẩu" hay "xuất khẩu" giám đốc, mà là nằm ở "niềm tin" và "khát vọng". Niềm tin vào năng lực của người Việt Nam không hề thua kém các nước khác, là khát vọng của người Việt Nam mong muốn vươn lên ngang tầm quốc tế. Niềm tin vào sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai… Và có một điều mà tôi thường trăn trở là phải làm những gì (cụ thể và thiết thực) để giám đốc người Việt Nam có được một nền kiến thức quản trị ngang bằng trình độ thế giới".
* Đào tạo giám đốc (GĐ điều hành, GĐ tài chính, GĐ tiếp thị, GĐ nhân sự, GĐ sản xuất…) là một lĩnh vực hết sức mới mẻ ở Việt Nam, vậy PACE tuyển và trả công giảng viên theo cách nào?
- Một giảng viên của PACE thường đạt năm tiêu chí chính. Hai tiêu chí đầu tiên là phải có chuyên sâu về lý thuyết, và dày dạn kinh nghiệm thực tiễn. Nói cách khác, họ là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam có kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về chuyên đề mà họ phụ trách. Họ là các "chuyên gia", chứ không chỉ là "nhà khoa học".
Thứ ba, họ phải thực sự có tâm huyết chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình cho cộng đồng doanh nghiệp, chứ không phải đơn thuần vì lý do tiền bạc.
Thứ tư, có khả năng truyền đạt tương đối tốt (năng khiếu sư phạm). Cuối cùng là phải có ngoại hình, không cần đẹp, nhưng phải chuyên nghiệp. Tất cả những điều đó mình rất dễ nhận thấy ở họ chứ không khó khăn gì. Và đến thời điểm này chưa có một giảng viên nào “mất lòng” với PACE cả. chưa có một giảng viên nào “mất lòng” với PACE cả. Hiện không chỉ có một đội ngũ giảng viên "hùng hậu" trong nước, mà PACE còn có cả một mạng lưới giảng viên thỉnh giảng ở nhiều nước trên thế giới.
Trướ hết, chúng tôi "nhắm" đến những người có đủ những tiêu chí đó để mời cộng tác. Giảng viên của PACE người Việt hay đến từ nước ngoài. Phần đông trong số giảng viên người Việt là những người từng học và tu nghiệp tại các trường danh tiếng của nước ngoài, và đang là giám đốc thành đạt ở các tập đoàn nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam. Ở một khía cạnh nào đó, họ là tri ân của chúng tôi.
Giám đốc người nước ngoài giúp PACE chuyên nghiệp hơn.
* Anh đã làm những gì để PACE được như ý mình muốn? - Nỗ lực để "nhập khẩu" được các chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới đã khó, về đến Việt Nam lại còn nhiều khó khăn hơn. Đưa được tài liệu về rồi lại phải "xô ngã" ba rào cản lớn thì "dòng chảy" kiến thức mới đổ vào nước mình được.
Rào cản thứ nhất là phải Việt hoá toàn bộ giáo trình, mà ngôn ngữ chuyên ngành thì cực khó. Tham gia vào việc này ở PACE có một đội ngũ riêng, trong đội ngũ ấy có người là giảng viên của PACE, có người chỉ là chuyên gia thuần túy.
Thứ hai là phải rút ngắn thời gian học lại. Ở Anh hay Mỹ, một chương trình như thế này có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm. Thế nhưng, "áp" vào Việt Nam thì phải "nén" lại trong vòng 6 tháng. Cái khó là dù vậy vẫn đảm bảo chất lượng.
Thứ ba là chi phí cho cả khoá học thấp hơn nhiều so với nước ngoài, từ vài ba trăm triệu xuống còn trên dưới chục triệu (VND).
Thực ra, đưa giáo trình tài liệu đào tạo về thì không khó vì sách vở nước nào cũng có. Gian nan nhất phải nói đến chuyện "vận chuyển" cả công nghệ đào tạo, phương pháp đào tạo, quy trình đào tạo như thế nào và những thứ liên quan khác thì đó mới là điều đang nói. Cùng các đồng sự ở PACE, Giản Tư Trung đã thiết kế ra nhiều sản phẩm giáo dục mới lạ, hầu như chưa có mặt tại Việt Nam. Đây là những sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam đang rất cần, rất thiếu.
Mỗi sản phẩm giáo dục của PACE là một trí tuệ riêng, một ý tưởng và cá tính sáng tạo riêng. Các chuyên đề “Kế toán dành cho sếp”, “Kiểm sóat nội bộ doanh nghiệp”... ở PACE là những giáo trình từ trước đến giờ chưa từng tồn tại ở Việt Nam. Giấc mơ xuất khẩu giám đốc
Với khát vọng để giám đốc Việt Nam có một trình độ nền tảng về kiến thức quản trị ngang bằng với thế giới; để khoảng 15 năm sau Việt Nam có thể xuất khẩu giám đốc ra nước ngoài; để Việt Nam có vị trí trong những tập đoàn giáo dục hàng đầu Đông Nam Á... anh xách vali ra đi, đi để mang kiến thức quản trị của các tập đoàn bậc nhất thế giới về Việt Nam và dựng lên PACE. Khi ấy ở tuổi chưa đầy 30, độ tuổi có lắm người chưa lo được cho mình nơi ăn, chốn ở.
Giản Tư Trung là người có cá tính mạnh trong công việc. Công việc với anh là niềm đam mê lớn vì không ngày nào giống ngày nào. Khi bạn bè thắc mắc vì đâu anh cứ bận rộn như thế, anh cười hào hứng: "Tôi quan niệm mình chơi chính là làm những gì mình thích và làm là thực hiện những gì mình không thích, vì vậy tôi cảm thấy mình chơi suốt cả ngày lẫn đêm".
Tôi có một triết lý rất riêng mà tôi đã thực hiện trong nhiều năm qua và chắc chắn sẽ còn theo đuổi cho đến hết phần đời còn lại của mình, đó là: Chơi là làm những gì mà mình thích, và làm là chơi những gì mà mình không thích. Hiểu theo cách đó thì tôi chơi suốt ngày đêm chứ đâu có làm gì!? Được làm những điều mà mình thích cũng là… hưởng thụ. Tôi tận hưởng điều này và cảm thấy mình sinh ra để "chơi" và "hưởng thụ". Tôi có niềm tin vào cuộc đời, và sống trọn vẹn vì niềm tin đó nên cảm thấy lúc nào cũng thoải mái. Nhiều năm nay, tôi đã tự tạo ra việc để làm, và luôn cố gắng đặt "cái riêng" trong "cái chung" của cộng đồng. Do vậy, khi tôi làm cho mình thì cũng là cống hiến cho cho đất nước. Một khi "cái riêng" và "cái chung" hòa quyện với nhau, một khi không phân biệt được mình đang "làm" hay đang "chơi", thì đó cũng là lúc mà cuộc sống thực sự thăng hoa.
Giản Tư Trung cho biết, ngày mới thành lập PACE gặp rất nhiều khó khăn, nhất trong việc làm thể nào để doanh nhân nhân có thể đến trường tư và đi học không cần quan tâm đến chuyện bằng cấp... Anh ra nước ngoài, tìm đến những tổ chức có sở hữu những chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về lĩnh vực quản trị và kinh doanh để xin được hợp tác, giúp đỡ. "Khi trình bày để đưa những chương trình của họ về Việt Nam, họ còn chưa tin là người Việt Nam có thể học tốt những chương trình này. Chúng tôi phải thuyết phục: “Chúng tôi là một nhóm người Việt Nam, chúng tôi thấy có thể học tốt, lĩnh hội được thì rất nhiều người Việt Nam khác có thể làm tốt hơn chúng tôi”.
Cuối cùng họ cũng đồng ý. - Anh Trung nói.
Bây giờ, PACE là một tổ chức giáo dục gần gũi với doanh nhân Việt Nam và quen thuộc với nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới. Tham gia vào sự nghiệp giáo dục của PACE là nhiều tên tuổi lớn của thế giới như Học viện Quản lý và lãnh đạo Anh quốc, Hiệp hội Quản trị kinh doanh Hoa Kỳ, Hiệp hội Marketing Thế giới, Học viện Quản trị Tài chính Hoa kỳ, Hiệp hội Kiểm toán Công chứng Anh quốc... * Anh mở trường đào tạo giám đốc, vì sao anh không trực tiếp làm giám đốc mà lại phải thuê người điều hành? - Trước đây, tôi là người trực tiếp đứng ra đảm nhiệm công việc điều hành PACE nhưng mất quá nhiều thời gian. Vì vậy, khi đã tìm được một giám đốc chuyên nghiệp người nước ngoài có nhiều năm làm quản lý ở nhiều nước trên thế giới, tôi đã quyết định chuyển giao công việc này. Giám đốc điều hành của PACE hiện là một người nước ngoài, đã có nhiều kinh nghiệm trong điều hành, tổ chức, quản lý đào tạo thì họ giúp mình quản lý công ty, quản lý công nghệ đào tạo chuyên nghiệp hơn. Trước khi về PACE, Cô ấy đã là giám đốc đào tạo doanh nghiệp của một tập đoàn giáo dục hàng đầu của Malaysia”. * Một hình dung về PACE trong tương lai sẽ là... - Mong muốn của tôi là tạo một nền móng vững chắc, vạch ra một con đường đi để trong tương lai PACE sẽ trở thành một trong những tập đoàn giáo dục chuyên nghiệp (Professional Education) có uy tín trong khu vực Đông Nam Á. Con đường phát triển lâu dài của PACE vẫn là tiếp tục đi theo con đường mà PACE đã vạch ra ngay từ khi thành lập, tiếp tục đưa kiến thức của Thế giới vào Việt Nam để dòng chảy ấy không bị gián đoạn nhằm phát triển con người, nhất là người lãnh đạo cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Đó là sứ mệnh, là “đạo” của PACE. Hiện nay, đã có PACE Đà Nẵng (gần 2 tuổi) và sắp tới sẽ thành lập PACE Hà Nội. Trong tương lai, cả ba miền đều có PACE của chúng tôi.
Công Khanh - Vietnamnet
Từ năm 2001, tên tuổi Giản Tư Trung và Tòa nhà PACE ở số 341 Đường Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCM đã gắn liền nhau, nổi lên như một hiện tượng trong giới doanh nhân không riêng gì ở Sài Gòn mà hầu như khắp cả nước.
Sau hơn bốn năm thành lập, đã có hàng chục ngàn doanh nhân trong và ngoài nước tìm đến với PACE để cập nhật kiến thức về quản trị và kinh doanh thông qua việc tham gia rất nhiều chương trình, chuyên đề đào tạo mà người sáng lập ra nó đã tự hào rằng: "Nhiều chương trình đào tạo chỉ ở PACE mới có".
Phi bằng cấp - Giá trị thực
Tòa nhà PACE khang trang. Lớp học hôm ấy dành cho giám đốc, phòng học trang trọng với 6 nhóm vừa đủ cho 42 học viên. Tôi được xếp ngồi hàng ghế sau cùng để thuận tiện cho việc tác nghiệp. Chuyên đề đầu tiên của chương trình đào tạo “Giám đốc Điều hành Chuyên nghiệp” (Pro CEO) kéo dài 6 tháng là “Phác hoạ chân dung của một Pro CEO” do chính anh Giản Tư Trung - Người sáng lập PACE - đứng lớp.
"Anh chị muốn phác thảo như thế nào cũng được, có thể bằng ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói, hoặc vẽ ra, thậm chí lên đây múa cũng không sao" - Vừa nói, anh Trung vừa phát cho mỗi nhóm một tấm plastic. Mọi người tỏ ra rất hào hứng với việc phác thảo chân dung của một con người chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý điều hành.
Hết thời gian thảo luận nhóm, “thần tượng quản lý” (Pro CEO) của từng nhóm lần lượt được anh Trung cho hiện dần trên màn hình máy chiếu. Có nhóm không chỉ viết mà còn vẽ minh hoạ hình một người với nhiều chú thích: mắt tinh tượng trưng cho tầm nhìn xa, mũi thính tượng trưng cho sự nhạy bén, trán cao tượng trưng cho sự uyên bác, cổ cao tượng trưng cho sự linh hoạt mềm dẻo, tai thính tượng trưng cho người biết lắng nghe,…Ngoài ra, có những nhóm đưa ra những tiêu chuẩn bổ sung như: “Giám đốc điều hành trước hết phải là một… con người”, “Giám đốc phải biết… liều”, “Giám đốc điều hành là phải… lăn xả”…
Muốn biết được VN sẽ có những doanh nghiệp chinh phục được thế giới hay không thì phải xem là có những doanh nhân có khả năng chinh phục thế giới hay không. Bởi doanh nghiệp được dẫn dắt bởi doanh nhân, và đó phải là doanh nhân có tầm nhìn toàn cầu và một khát vọng mãnh liệt vươn ra thế giới.
Với PACE, để trên danh thiếp của mình mang hai chữ: "Giám đốc" thì dễ (chỉ cần một quyết định bổ nhiệm là đủ) nhưng việc trở thành giám đốc điều hành chuyên nghiệp thì câu chuyện...phức tạp hơn nhiều. Trước hết phải là người có tố chất bẩm sinh của một nhà quản lý (bởi vì quản trị là một nghệ thuật). Sau đó, cần phải trang bị những kiến thức quản trị cần thiết (vì quản trị là một khoa học, mà đã là khoa học thì phải học mới biết, và học tại trường lớp hay tự học). Ngoài ra, còn phải có những trải nghiệm trong cuộc sống và trong quản lý.
Theo anh Trung, các học viên đến với PACE không phải chỉ là đi học mà còn là đi chơi (chơi trò chơi quản trị kinh doanh). Vì thế nên trong lớp học cần phải thoải mái.
"Cuộc chơi" hôm ấy của anh cùng những học trò mà tôi được chứng kiến kéo dài từ 18 giờ đến 22 giờ 30 phút, thế mà 42 người cùng chơi với anh lại rất thoải mái.
Gặp lại “ông bầu” sau đó, tôi thắc mắc vì sao anh cho “học trò” anh chơi khuya như thế, anh cười hào hứng: “Có buổi gần 12 giờ đêm mà vẫn chưa về, thế nhưng anh em vẫn cứ thích thú, lớp học vẫn đầy hào hứng từ phút đầu cho đến phút chót. Chơi cũng là làm, mà đã là làm thì "hết việc chứ không hết giờ" nên có hôm đến gần nửa đêm mới tan lớp là chuyện bình thường”.
Qua lời giới thiệu của các học viên trong lớp, tôi nghe có đủ cả giọng Bắc - Trung - Nam. Có người đã tham gia hai, ba khoá từ trước. Nhiều lớp có cả người nước ngoài tham dự. Có người từ Hà Nội, Hải Phòng… vào. Anh Trung cho biết: “Hiện nay, có một số chương trình ở PACE luôn luôn trong tình trạng không đủ chỗ ngồi...”.
Được biết, trong mỗi khóa học của chương trình đào tạo Giám đốc điều hành tại PACE, luôn luôn có ít nhất 5 tổng giám đốc của các tập đoàn hàng đầu thế giới tham gia đứng lớp để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quản trị với học viên. Đó cũng là một điều mà dường như bất di bất dịch ở PACE, cũng giống như văn hoá của PACE là “Tôn vinh giá trị thực học”. Số người đến với PACE đang tăng lên ngày càng nhiều.
Bất kỳ ai đó mở cuốn sổ góp ý của PACE cũng đều đọc được những dòng chữ ưu ái mà học viên ghi lại. Sau khi tham dự một khóa học ngắn hạn về kiểm soát nội bộ tại PACE, Giám đốc Công ty Viễn Cảnh đã viết: "Giá trị của khóa học này không phải 5 triệu đồng mà phải là… 50 triệu đồng". Cũng sau một vài khóa học khác tại PACE, Chủ tịch HĐQT của Dệt Thái Tuấn viết: "Các khóa học tại PACE đã giúp tôi thay đổi rất nhiều về tư duy và phương pháp quản trị theo hướng tiếp cận với thế giới". Hay anh Tuấn đến từ Hà Nội đã chấp nhận gián đoạn công việc kinh doanh trong 6 tháng, viết: “Để nói về PACE lúc này thì tôi chỉ nói “Chọn PACE là đúng".
"Nhập khẩu" kiến thức
Kể từ ngày thành lập, PACE đã tự đặt lên vai mình sứ mệnh "Góp phần đưa kiến thức của thế giới vào Việt Nam để phát triển con người cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam".
Vậy đưa kiến thức của thế giới vào Việt Nam bằng cách nào? Bằng cách "nhập khẩu" các chương trình đào tạo nổi tiếng của thế giới, rồi tiến hành "Việt Nam hóa" các chương trình đào tạo danh tiếng này. Và đây cũng là cách để PACE góp phần vào sự nghiệp "Quốc tế hóa" trình độ nguồn nhân lực cao cấp cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, PACE đang liên kết với các tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới để nhập khẩu các chương trình đào tạo của họ.
Khoảng 10 đến 15 năm trước đây, ít ai nói cho lớp trẻ biết nếu làm một giám đốc đẳng cấp quốc tế thì sẽ phải có tố chất gì, phải học cái gì và học như thế nào".
Hiện chúng ta thiếu giám đốc chuyên nghiệp trầm trọng (từ giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc tiếp thị, giám đốc nhân sự, cho đến giám đốc sản xuất…), và trước mắt Việt Nam ta phải nhập khẩu giám đốc từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có thể 10 đến 15 năm sau, chúng ta không chỉ đủ giám đốc cho nhu cầu trong nước, mà còn có thể xuất khẩu giám đốc ra thế giới.
Thực ra, vấn đề không nằm ở chỗ "nhập khẩu" hay "xuất khẩu" giám đốc, mà là nằm ở "niềm tin" và "khát vọng". Niềm tin vào năng lực của người Việt Nam không hề thua kém các nước khác, là khát vọng của người Việt Nam mong muốn vươn lên ngang tầm quốc tế. Niềm tin vào sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai… Và có một điều mà tôi thường trăn trở là phải làm những gì (cụ thể và thiết thực) để giám đốc người Việt Nam có được một nền kiến thức quản trị ngang bằng trình độ thế giới".
* Đào tạo giám đốc (GĐ điều hành, GĐ tài chính, GĐ tiếp thị, GĐ nhân sự, GĐ sản xuất…) là một lĩnh vực hết sức mới mẻ ở Việt Nam, vậy PACE tuyển và trả công giảng viên theo cách nào?
- Một giảng viên của PACE thường đạt năm tiêu chí chính. Hai tiêu chí đầu tiên là phải có chuyên sâu về lý thuyết, và dày dạn kinh nghiệm thực tiễn. Nói cách khác, họ là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam có kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về chuyên đề mà họ phụ trách. Họ là các "chuyên gia", chứ không chỉ là "nhà khoa học".
Thứ ba, họ phải thực sự có tâm huyết chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình cho cộng đồng doanh nghiệp, chứ không phải đơn thuần vì lý do tiền bạc.
Thứ tư, có khả năng truyền đạt tương đối tốt (năng khiếu sư phạm). Cuối cùng là phải có ngoại hình, không cần đẹp, nhưng phải chuyên nghiệp. Tất cả những điều đó mình rất dễ nhận thấy ở họ chứ không khó khăn gì. Và đến thời điểm này chưa có một giảng viên nào “mất lòng” với PACE cả. chưa có một giảng viên nào “mất lòng” với PACE cả. Hiện không chỉ có một đội ngũ giảng viên "hùng hậu" trong nước, mà PACE còn có cả một mạng lưới giảng viên thỉnh giảng ở nhiều nước trên thế giới.
Trướ hết, chúng tôi "nhắm" đến những người có đủ những tiêu chí đó để mời cộng tác. Giảng viên của PACE người Việt hay đến từ nước ngoài. Phần đông trong số giảng viên người Việt là những người từng học và tu nghiệp tại các trường danh tiếng của nước ngoài, và đang là giám đốc thành đạt ở các tập đoàn nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam. Ở một khía cạnh nào đó, họ là tri ân của chúng tôi.
Giám đốc người nước ngoài giúp PACE chuyên nghiệp hơn.
* Anh đã làm những gì để PACE được như ý mình muốn? - Nỗ lực để "nhập khẩu" được các chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới đã khó, về đến Việt Nam lại còn nhiều khó khăn hơn. Đưa được tài liệu về rồi lại phải "xô ngã" ba rào cản lớn thì "dòng chảy" kiến thức mới đổ vào nước mình được.
Rào cản thứ nhất là phải Việt hoá toàn bộ giáo trình, mà ngôn ngữ chuyên ngành thì cực khó. Tham gia vào việc này ở PACE có một đội ngũ riêng, trong đội ngũ ấy có người là giảng viên của PACE, có người chỉ là chuyên gia thuần túy.
Thứ hai là phải rút ngắn thời gian học lại. Ở Anh hay Mỹ, một chương trình như thế này có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm. Thế nhưng, "áp" vào Việt Nam thì phải "nén" lại trong vòng 6 tháng. Cái khó là dù vậy vẫn đảm bảo chất lượng.
Thứ ba là chi phí cho cả khoá học thấp hơn nhiều so với nước ngoài, từ vài ba trăm triệu xuống còn trên dưới chục triệu (VND).
Thực ra, đưa giáo trình tài liệu đào tạo về thì không khó vì sách vở nước nào cũng có. Gian nan nhất phải nói đến chuyện "vận chuyển" cả công nghệ đào tạo, phương pháp đào tạo, quy trình đào tạo như thế nào và những thứ liên quan khác thì đó mới là điều đang nói. Cùng các đồng sự ở PACE, Giản Tư Trung đã thiết kế ra nhiều sản phẩm giáo dục mới lạ, hầu như chưa có mặt tại Việt Nam. Đây là những sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam đang rất cần, rất thiếu.
Mỗi sản phẩm giáo dục của PACE là một trí tuệ riêng, một ý tưởng và cá tính sáng tạo riêng. Các chuyên đề “Kế toán dành cho sếp”, “Kiểm sóat nội bộ doanh nghiệp”... ở PACE là những giáo trình từ trước đến giờ chưa từng tồn tại ở Việt Nam. Giấc mơ xuất khẩu giám đốc
Với khát vọng để giám đốc Việt Nam có một trình độ nền tảng về kiến thức quản trị ngang bằng với thế giới; để khoảng 15 năm sau Việt Nam có thể xuất khẩu giám đốc ra nước ngoài; để Việt Nam có vị trí trong những tập đoàn giáo dục hàng đầu Đông Nam Á... anh xách vali ra đi, đi để mang kiến thức quản trị của các tập đoàn bậc nhất thế giới về Việt Nam và dựng lên PACE. Khi ấy ở tuổi chưa đầy 30, độ tuổi có lắm người chưa lo được cho mình nơi ăn, chốn ở.
Giản Tư Trung là người có cá tính mạnh trong công việc. Công việc với anh là niềm đam mê lớn vì không ngày nào giống ngày nào. Khi bạn bè thắc mắc vì đâu anh cứ bận rộn như thế, anh cười hào hứng: "Tôi quan niệm mình chơi chính là làm những gì mình thích và làm là thực hiện những gì mình không thích, vì vậy tôi cảm thấy mình chơi suốt cả ngày lẫn đêm".
Tôi có một triết lý rất riêng mà tôi đã thực hiện trong nhiều năm qua và chắc chắn sẽ còn theo đuổi cho đến hết phần đời còn lại của mình, đó là: Chơi là làm những gì mà mình thích, và làm là chơi những gì mà mình không thích. Hiểu theo cách đó thì tôi chơi suốt ngày đêm chứ đâu có làm gì!? Được làm những điều mà mình thích cũng là… hưởng thụ. Tôi tận hưởng điều này và cảm thấy mình sinh ra để "chơi" và "hưởng thụ". Tôi có niềm tin vào cuộc đời, và sống trọn vẹn vì niềm tin đó nên cảm thấy lúc nào cũng thoải mái. Nhiều năm nay, tôi đã tự tạo ra việc để làm, và luôn cố gắng đặt "cái riêng" trong "cái chung" của cộng đồng. Do vậy, khi tôi làm cho mình thì cũng là cống hiến cho cho đất nước. Một khi "cái riêng" và "cái chung" hòa quyện với nhau, một khi không phân biệt được mình đang "làm" hay đang "chơi", thì đó cũng là lúc mà cuộc sống thực sự thăng hoa.
Giản Tư Trung cho biết, ngày mới thành lập PACE gặp rất nhiều khó khăn, nhất trong việc làm thể nào để doanh nhân nhân có thể đến trường tư và đi học không cần quan tâm đến chuyện bằng cấp... Anh ra nước ngoài, tìm đến những tổ chức có sở hữu những chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về lĩnh vực quản trị và kinh doanh để xin được hợp tác, giúp đỡ. "Khi trình bày để đưa những chương trình của họ về Việt Nam, họ còn chưa tin là người Việt Nam có thể học tốt những chương trình này. Chúng tôi phải thuyết phục: “Chúng tôi là một nhóm người Việt Nam, chúng tôi thấy có thể học tốt, lĩnh hội được thì rất nhiều người Việt Nam khác có thể làm tốt hơn chúng tôi”.
Cuối cùng họ cũng đồng ý. - Anh Trung nói.
Bây giờ, PACE là một tổ chức giáo dục gần gũi với doanh nhân Việt Nam và quen thuộc với nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới. Tham gia vào sự nghiệp giáo dục của PACE là nhiều tên tuổi lớn của thế giới như Học viện Quản lý và lãnh đạo Anh quốc, Hiệp hội Quản trị kinh doanh Hoa Kỳ, Hiệp hội Marketing Thế giới, Học viện Quản trị Tài chính Hoa kỳ, Hiệp hội Kiểm toán Công chứng Anh quốc... * Anh mở trường đào tạo giám đốc, vì sao anh không trực tiếp làm giám đốc mà lại phải thuê người điều hành? - Trước đây, tôi là người trực tiếp đứng ra đảm nhiệm công việc điều hành PACE nhưng mất quá nhiều thời gian. Vì vậy, khi đã tìm được một giám đốc chuyên nghiệp người nước ngoài có nhiều năm làm quản lý ở nhiều nước trên thế giới, tôi đã quyết định chuyển giao công việc này. Giám đốc điều hành của PACE hiện là một người nước ngoài, đã có nhiều kinh nghiệm trong điều hành, tổ chức, quản lý đào tạo thì họ giúp mình quản lý công ty, quản lý công nghệ đào tạo chuyên nghiệp hơn. Trước khi về PACE, Cô ấy đã là giám đốc đào tạo doanh nghiệp của một tập đoàn giáo dục hàng đầu của Malaysia”. * Một hình dung về PACE trong tương lai sẽ là... - Mong muốn của tôi là tạo một nền móng vững chắc, vạch ra một con đường đi để trong tương lai PACE sẽ trở thành một trong những tập đoàn giáo dục chuyên nghiệp (Professional Education) có uy tín trong khu vực Đông Nam Á. Con đường phát triển lâu dài của PACE vẫn là tiếp tục đi theo con đường mà PACE đã vạch ra ngay từ khi thành lập, tiếp tục đưa kiến thức của Thế giới vào Việt Nam để dòng chảy ấy không bị gián đoạn nhằm phát triển con người, nhất là người lãnh đạo cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Đó là sứ mệnh, là “đạo” của PACE. Hiện nay, đã có PACE Đà Nẵng (gần 2 tuổi) và sắp tới sẽ thành lập PACE Hà Nội. Trong tương lai, cả ba miền đều có PACE của chúng tôi.
Công Khanh - Vietnamnet
Thế mới là TẦM NHÌN chứ
Trả lờiXóa"Học mà chơi, chơi mà học"
Mình sẽ hướng cho CUBI nhà mình theo con đường CEO
CỐ LÊN...
Được làm công việc mình yêu thích thì còn gì bằng .Cô con gái mình rất thích vẽ ,có hôm vẽ say sưa đến tận nửa đêm . Thú thật mình không thích con làm việc gì liên quan đến vẽ ,nhưng biết làm sao?
Trả lờiXóa